当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bong datv】Chè vỉa hè ngon, mát… dễ ung thư

Mùa hè nóng nực nhiều quán chè được mọc tràn lan trên vỉa,èvỉahèngonmátdễungthưbong datv được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhưng đa số các quán chè đều không có chứng nhận thực phẩm an toàn.

Mùa hè nóng nực chè được nhiều người ưa chuộng vì giải khát nhanh, giá rẻ...

Chè không an toàn… khách vẫn đông
Chè thường bán trong mùa hè nóng nực nên được nhiều người ưa chuộng vì giải khát nhanh, mát, ngon, giá lại rẻ… Nhưng tiềm ẩn nguy hại khôn lường do được pha chế bằng những hóa chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Là một người “nghiền” món chè vỉa hè, chị Nguyễn Kim Linh (sinh viên ĐH Thương Mại) kể lại: “Em thường xuyên ăn chè vào mùa hè cùng các bạn, vì ngon, mát, giá lại rẻ. Nhưng một hôm thấy bà chủ quán chè bỏ mấy cục trắng như những viên thuốc vào nồi chè, rồi quấy đều múc ra cho khách ăn luôn. Thấy lạ, em hỏi thì được bà chủ quán chè cười tươi rói trả lời: “Đây là đường mía cô đọng lại cho ngọt…”. Qua tìm hiểu, đây chính là đường hóa học, từ đấy em sợ nên “tẩy chay” món chè ưa thích”.

Cũng theo Kim Linh cho biết, giá của mỗi cốc chè khá rẻ vào khoảng 10.000đ/cốc, nên đa số khách hàng là những học sinh, sinh viên…
Chị Trần Lan Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra lo lắng: “Mùa hè nóng nực cả nhà tôi thường mua chè về ăn, nhưng nghe thông tin chè chứa hóa chất khiến tôi rợn người. Thời gian dài ăn chè chứa hóa chất không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?”.

Nhiều chủ quán chè dùng đường hóa học để giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Trong vai một khách hàng mua chè, sau khi nhấp thử một ngụm nhỏ nước thấy vị khác thường, PV hỏi : “Sao nước chè lại có vị ngọt, lợ  như có đường hóa học thế chị?. “Chị bán ở đây cả năm trời rồi, không bỏ đường hóa học đâu. Em cứ ăn chè đi không lo đâu, sức khỏe bị sao thì chị chịu hết.” – Chủ quán phân trần.

Nhưng sau khi bỏ cốc chè xuống bàn đầy ruồi nhưng không một con nào dám bâu lại, thấy thế PV hỏi tiếp: “Ruồi nó còn sợ không dám ăn, bình thường chỉ một tý đường mía ra thì cả bầy ruồi đều bu lại hết?”. “Em không ăn chè thì thôi, cứ nói linh tinh làm gì mất thời gian” – Chủ quán đổi giọng đuổi khách.

Chè mát hại thân

Qua tìm hiểu, chè được làm từ đậu đen, dừa khô, dầu chuối thơm và đường hóa học. Loại đường hóa học còn có tên Tangjing có giá khoảng 50.000đ/lạng, được bán phổ biến ở các quầy hàng đồ khô trong các chợ lớn như chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm… Đang được nhiều chủ quán chè sử dụng vì giá thành rẻ tiết kiệm được chi phí.

Theo các chuyên gia y tế cho biết, loại đường hóa học này có thể là đường Cyclamate, không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Ăn phải loại đường này có nguy cơ bị ung thư và tiểu đường. Ngoài ra, nếu ăn nhiều dầu chuối, gan sẽ tích trữ lại chất độc, có thể dẫn tới ung thư.
GS.TS Bùi Minh Đức, chuyên gia về độc học dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho biết: “Để mua dầu chuối tinh khiết thì phải là hàng nhập ngoại, giá thành khá cao nên rất ít người mua. Đa số, các chủ quán bình dân thường mua sản phẩm được dẫn xuất thành dầu chuối. Nếu dùng loại dầu này, thì các chất độc sẽ tích trữ lại ở gan, sẽ phát tiết ra ngoài khi đủ điều kiện”.  
Đáng chú ý nhiều khách hàng vẫn tự dối mình là chè ngon, bổ, rẻ cho dù biết rõ là chúng độc hại, bẩn thỉu như thế nào? Vì vậy cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, kiểm nghiệm sản phẩm có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không? Tránh tình trạng người dân ăn bừa, gây hại sức khỏe.

Tuấn Kiệt

分享到: