【kèo bóng đá số hôm nay】Đổi mới công tác đào tạo đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-12 00:49:38 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:165次
Hải quan hướng tới ứng dụng công nghệ phân tích hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
Tổ chức,Đổimớicôngtácđàotạođápứngmôhìnhquảnlýhảiquanhiệnđạkèo bóng đá số hôm nay đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan
Chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý nhà nước về hải quan
Đổi mới công tác đào tạo đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại
Ông Vũ Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam.

Xin ông cho biết kết quả công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC, viên chức ngành Hải quan cũng như mở rộng việc đào tạo cho cộng đồng DN do Trường Hải quan Việt Nam thực hiện thời gian qua?

Dù ảnh hưởng mạnh từ dịch Covid-19 nhưng nhà trường đã thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm do Tổng cục Hải quan giao. Trong đó, nhằm tiếp tục đổi mới toàn diện công tác đào tạo, ngay từ những ngày đầu năm 2022, nhà trường đã bắt tay ngay vào triển khai Đề án đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2021 – 2025.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện giáo trình đào tạo theo khung năng lực vị trí việc làm và các chương trình đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu theo các lĩnh vực. Đẩy mạnh công tác hợp tác đào tạo, đặc biệt là hợp tác đào tạo quốc tế tạo bước đệm xây dựng Trường Hải quan Việt Nam trở thành Trung tâm đào tạo Hải quan khu vực châu Á-Thái Bình Dương (A/P RTC) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, chuyên viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, năng động, thích ứng được với tình hình phát triển mới của nhà trường; triển khai có hiệu quả phần mềm LMS do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và kiến nghị nâng cấp hệ thống đáp ứng nhu cầu đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.

Đặc biệt, nhà trường đã chủ động xây dựng các định hướng, kế hoạch phát triển của đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác tự chủ tài chính trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đã và đang đẩy mạnh công tác đào tạo cho cộng đồng DN trên cả nước.

Ông có thể nói rõ hơn về những đổi mới trong công tác đào tạo?

Có thể nói, đứng trước yêu cầu từ thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đổi mới, chương trình, nội dung bồi dưỡng đã được cập nhật kịp thời với những chính sách, chế độ, quy trình thủ tục mới tại từng giai đoạn. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ...

Trong đó, nhà trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo trực tiếp; thực tế, thực hành tại các đơn vị vụ, cục; đào tạo phối kết hợp với các đơn vị Vụ, Cục trong, ngoài ngành và với các tổ chức ngoài nước… Hình thức giảng dạy cũng được đổi mới, hoàn thiện và được chuyên môn hóa: Lấy người học làm trung tâm, thực hành, thảo luận nhóm nhiều hơn lý thuyết, dùng hình ảnh, clip, giáo cụ trực quan minh họa cho bài giảng…

Trung bình hàng năm nhà trường tổ chức khoảng 150 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ với khoảng 17.000 lượt CBCC, viên chức tham gia; rà soát và xây dựng khung chương trình, tài liệu giảng dạy một số lớp chuyên sâu về nghiệp vụ cho CBCC trong Ngành như: ngạch Kiểm tra viên hải quan, Kiểm tra viên chính hải quan, công chức tuyển mới, tiếng Anh chuyên ngành hải quan, xuất xứ hàng hóa, quản lý rủi ro…

Nhà trường thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn của các bộ, ngành xây dựng giáo trình, kế hoạch, chương trình, tổ chức các lớp đào tạo, chuyên sâu về các biện pháp nghiệp vụ hải quan; nghiệp vụ về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; công tác điều tra; kiểm soát ma túy, kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC, viên chức, cộng đồng DN của nhà trường gặp những khó khăn gì, thưa ông?

Mặc dù đạt kết quả cao nhưng hiện tại nhà trường đang gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo như: chưa cập nhật kịp thời để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu bức thiết của hải quan địa phương và DN. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với DN chủ yếu vẫn là các chương trình cơ bản, đáp ứng nhu cầu gia hạn chứng chỉ khai hải quan; các chương trình chuyên sâu, cập nhật dành cho DN, các cơ quan bộ, ngành có liên quan chưa được đẩy mạnh, chưa tận dụng được hết thế mạnh đặc thù và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường…

Trong quá trình tổ chức đào tạo cho cộng đồng DN, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh thị phần với một số cơ sở đã có kinh nghiệm đào tạo trước đó. Bên cạnh đó, khối lượng công việc ngày càng tăng nhưng lực lượng nhân sự hạn chế, do đó nhà trường luôn phải chủ động, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phát sinh theo yêu cầu.

Đặc biệt, cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy còn khó khăn và thấp so với mức chung của khu vực; chương trình, giáo trình đào tạo chưa đồng bộ; đội ngũ giảng viên cơ hữu còn thiếu về số lượng, còn kiêm nhiệm và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong tình hình mới.

Ông có thể chia sẻ định hướng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC, viên chức trong toàn Ngành, đặc biệt là đào tạo kiến thức về lĩnh vực hải quan cho cộng đồng DN trong thời gian tới?

Ngành Hải quan đang rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức của các vụ, cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, không chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC, viên chức Hải quan có trình độ chuyên môn sâu, tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại

Tại Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025 đã chỉ rõ: việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC, viên chức các cấp có trình độ chuyên môn sâu, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại là giải pháp cấp thiết.

Ngoài ra, kế hoạch xác định mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp quản lý đào tạo đạt chuẩn của cơ sở đào tạo cấp khu vực; đội ngũ giảng viên chuyên sâu về kiến thức hải quan, kỹ năng sư phạm, một số giảng viên cơ hữu và kiêm chức được công nhận là giảng viên của WCO có thể tham gia giảng dạy quốc tế.

Để triển khai thực hiện các giải pháp do Tổng cục Hải quan đề ra, nhà trường đã và đang nghiên cứu áp dụng các phương pháp đào tạo hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng theo yêu cầu vị trí việc làm trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCC, viên chức Hải quan nhằm đảm bảo đào tạo bồi dưỡng được thực hiện mọi lúc, mọi nơi; gắn công tác đào tạo, đánh giá năng lực với việc bố trí, sử dụng CBCC, viên chức. Tiếp tục đầu tư một số hạng mục, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập như: mô hình thông quan giả định, phần mềm đào tạo trực tuyến từ xa, bài giảng điện tử, các công cụ hỗ trợ để làm giáo cụ trực quan phục vụ công tác giảng dạy...

Đồng thời, nhà trường thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học bằng việc lập kế hoạch đào tạo chủ động, sát với nhu cầu đào tạo bồi dưỡng CBCC, viên chức. Rà soát, thẩm định và cập nhật nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm tránh chồng chéo; loại bỏ những chương trình tài liệu, giáo trình chất lượng, hàm lượng chuyên môn sơ sài, không cập nhật, từ đó nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới chương trình, tài liệu, giáo trình theo hướng xây dựng các bài tập tình huống, giảm thời lượng đào tạo lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, trang bị cho học viên phương pháp tiếp cận tự nghiên cứu, học tập.

Kiện toàn và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, kiêm chức có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng mềm đảm nhiệm công tác giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接