88Point88Point

【cadiz vs real betis】10 năm thi hành Luật Công nghệ thông tin: Cần sửa đổi để phù hợp hơn

Luật Công nghệ thông tin (CNTT) năm 2006 ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng về quản lý nhà nước cho việc phát triển và ứng dụng CNTT. Tuy nhiên,ămthihnhLuậtCngnghệthngtinCầnsửađổiđểphhợphơcadiz vs real betis sau 10 năm thi hành, luật đã bộc lộ một số bất cập trong bối cảnh CNTT là ngành phát triển nhanh, có nhiều tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT vừa qua tại điểm cầu Hậu Giang.

Sau 10 năm thực thi Luật CNTT, theo đánh giá của UBND tỉnh, việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử của tỉnh.

Cho đến nay, phần mềm quản lý văn bản đã triển khai ở tất cả cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện. Gần 2.400 cán bộ, công chức, viên chức được cấp hệ thống thư điện tử với mức độ sử dụng thường xuyên. Toàn tỉnh hiện có trên 60 cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đang vận hành tại Trung tâm tích hợp dữ liệu. Trong đó, có 26 trang của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trên môi trường internet nhằm đăng tải các chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, lịch công tác… Một số ứng dụng CNTT và cơ sở dữ liệu tại các sở, ban, ngành như: Sở Tài nguyên và Môi trường đã từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai của tỉnh; Cục Thuế tỉnh thực hiện khai báo thuế qua mạng, doanh nghiệp nộp thuế qua mạng có ứng dụng chữ ký số; tỉnh hiện cũng đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe, khoa học công nghệ,…

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đã ngày càng hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách CNTT tại các sở, ban, ngành lên đến gần 100 người. Nhiều cơ quan, đơn vị đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất về hạ tầng CNTT. Đồng thời, từng bước đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nhất là các ngành y tế, giáo dục, quốc phòng - an ninh, văn hóa - thông tin,... đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành luật, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: Công tác quản lý nhà nước về CNTT ở cấp huyện, xã còn gặp khó khăn do thiếu cán bộ chuyên trách về CNTT. Nhiều cán bộ, công chức chưa hình thành thói quen sử dụng văn bản điện tử trong công việc, trình độ CNTT của các cán bộ, công chức còn hạn chế và không đồng đều.

Bên cạnh đó, theo Sở Thông tin và Truyền thông, việc chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các đơn vị còn chậm nên nhiều đơn vị dù được đầu tư hạ tầng và ứng dụng nhưng chưa khai thác, phát huy hết hiệu quả. Vấn đề an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống thông tin của tỉnh nói chung và các hệ thống thư điện tử, trang/cổng thông tin điện tử nói riêng tại các cơ quan chưa được quan tâm đầu tư đúng mức...

Mặt khác, chính Luật CNTT hiện nay, sau một quá trình áp dụng cũng đã bộc lộ một số quy định chồng chéo hoặc không phù hợp với sự phát triển của ngành.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT vừa qua, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho rằng: “Nhiều quy định trong Luật CNTT hiện nay đang không theo kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành, đồng thời, so với các luật mới được ban hành, các quy định trong Luật CNTT hoặc trùng lắp, hoặc chồng chéo khiến quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn”.

Cụ thể như tại Điều 73, 74 của Luật CNTT, quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em và hỗ trợ người khuyết tật hoạt động trong môi trường mạng. Các nội dung này hiện đang trùng lặp với Luật Người khuyết tật và Luật Trẻ em vừa được sửa đổi, bổ sung.

Ngoài ra, quy định về chứng chỉ CNTT không thống nhất giữa Luật CNTT và một số luật khác. Hiện Luật CNTT quy định thẩm quyền cấp chứng chỉ CNTT là Bộ Thông tin và Truyền thông, tuy nhiên, Luật Giáo dục lại quy định giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên; và Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp cấp bằng, chứng chỉ đào tạo cho người học. Chứng chỉ CNTT cũng thuộc một trong hai hình thức đào tạo trên, tuy nhiên lại có sự khác nhau về thẩm quyền cấp chứng chỉ, từ đó gây khó khăn cho công tác quản lý, triển khai.

Ngoài ra, thực tế hiện nay Luật CNTT cũng không quy định bất cứ loại hình kinh doanh có điều kiện nào đối với sản phẩm và dịch vụ CNTT. Tuy nhiên, Luật Đầu tư lại có quy định điều kiện kinh doanh với một số lĩnh vực như: Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm CNTT,… cung cấp dịch vụ nội dung thông tin, dịch vụ CNTT trên mạng viễn thông di động, mạng internet,…

Có thể thấy, sau 10 năm thi hành, Luật CNTT đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trên thực tế, các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực CNTT đã không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế số, nhiều quy định không còn phù hợp, cần phải được sớm sửa đổi.

Theo ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Luật CNTT, qua đó sẽ sớm trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung nhằm điều chỉnh phù hợp hơn với sự phát triển của ngành CNTT trong tình hình mới.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đặt ra 3 yêu cầu khi tổng kết việc thực hiện Luật CNTT. Theo đó, trước hết phải đặt Luật CNTT trong tổng thể hệ thống pháp luật về CNTT nói chung và đưa ra những khuyến nghị không chỉ liên quan đến Luật CNTT mà các luật khác. Trên cơ sở luật cơ bản về CNTT, cần tiến tới xây dựng các luật chuyên sâu đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, không để xảy ra tình trạng “luật đợi nghị định, nghị định đợi thông tư”. Đồng thời, các xu thế phát triển mới của CNTT cần phải được nghiên cứu, kiến nghị đầy đủ trong văn bản luật sửa đổi, bổ sung sắp tới.

 

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

赞(5754)
未经允许不得转载:>88Point » 【cadiz vs real betis】10 năm thi hành Luật Công nghệ thông tin: Cần sửa đổi để phù hợp hơn