【udinese – empoli】Doanh nghiệp nhà nước chuyển động quá chậm và thiếu chất lượng

 人参与 | 时间:2025-01-25 23:12:46

Tái cơ cấukhông chỉ là cổ phần hóa hay thoái vốn

Những chậm trễ trong cổ phần hóa,ệpnhànướcchuyểnđộngquáchậmvàthiếuchấtlượudinese – empoli thoái vốn của khu vực doanh nghiệpnhà nước không khiến ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM) sốt ruột bằng sức ỳ trong quản trị của khu vực này.

“Tôi có dịp đi cùng Đoàn giám sát của Quốc hội tới một số doanh nghiệp nhà nước, nghe báo cáo, vẫn thấy nói về thành tích bảo toàn vốn. Kinh tế thị trường không thể mãi nhìn vào chỉ tiêu bảo toàn vốn được, sao không báo cáo về giá trị doanh nghiệp, giá trị thị trường ở đâu?”, ông Cung căng thẳng.

Sản xuất tại Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Ảnh: Đức Thanh

Trong kinh doanh, nếu chỉ cần tạo ra thêm một đồng được coi là phát triển vốn, không lỗ là bảo toàn vốn, là hoàn thành nhiệm vụ, thì sẽ không thể tạo áp lực cho cả đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước cũng như lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ứng xử như một doanh nghiệp thực thụ trong nền kinh tế thị trường.

Đây là lý do mà những gì do doanh nghiệp nhà nước tạo ra hiện quá nhỏ so với nguồn lực đang được giao nắm giữ cũng như so với tổng tài sản và quy mô vốn tăng thêm. 

Theo Báo cáo Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016 của Đoàn giám sát Quốc hội khóa XIV, tài sản khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 45,8%, vốn chủ sở hữu tăng 92,2%, nhưng nộp ngân sách nhà nước chỉ tăng 18% (bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao (tăng 26% so với năm 2011)…

CIEM cũng có nghiên cứu riêng, cho thấy hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, đất đai, lao động, các nguồn tài nguyên thấp, gây lãng phí cho nền kinh tế, giá trị gia tăng thấp. Để tạo ra 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp nhà nước cần tới 2,1 đồng vốn, trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ cần 1,05 đồng, doanh nghiệp tư nhân cần 1,4 đồng.

“Chúng ta phải sốt ruột khi nhìn nguồn lực của nền kinh tế đang bị hao mòn. Nếu không cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thì rất khó trông chờ vào hiệu quả tối ưu của các hoạt động cổ phần hóa hay thoái vốn”, ông Cung nói.

Điều này không phải là cảnh báo nếu nhìn vào thái độ nghi ngờ sau mỗi lần công bố kết quả phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của một loạt doanh nghiệp nhà nước. Khi hàng được bán nhanh, giá cao, bình luận thường thấy là có thể bán với mức giá tốt hơn. Ngược lại, mỗi phiên IPO ế thường đi kèm những ý kiến cho rằng, không lượng sức, nên đã đặt giá cao...

“Bản chất của những nghi ngờ này là chất lượng thực sự của các doanh nghiệp không được minh bạch, rõ ràng. Thị trường, các nhà đầu tư không thể định giá các doanh nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn được, họ cần các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính, tỷ suất lợi nhuận, chỉ số quay vòng vốn...”, ông Cung chia sẻ quan điểm.

Chính đó là lý do khiến vị chuyên gia này tiếp tục khuyến nghị, hiện không phải là lúc ưu tiên tốc độ cổ phần hóa, thoái vốn. 

“Mọi hoạt động đều phải tiến hành ngay, nhưng theo tôi, nên ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản trị của doanh nghiệp trước rồi mới cổ phần hóa, thoái vốn. Khi đó, hàng hóa sẽ được bán đúng giá trị”, ông Cung lý giải. 

Thang điểm mới cho doanh nghiệp nhà nước

Không chỉ giới chuyên gia kinh tế lo lắng về cách thức đánh giá hiệu quả không phù hợp dành cho các doanh nghiệp nhà nước. 

Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex đã từng thẳn thắn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Chính phủ rằng, tư duy bảo toàn vốn nhà nước đã trở nên lạc hậu. “Chỉ cần không phá phách, không quá đáng, thì lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại được ở vai trò là ông chủ giả”, Chủ tịch HĐQT Vinatex nói.

Tất nhiên, gọi là chủ giả, nhưng tiền vốn là thực. Khi không có áp lực phải trả tiền cổ tức cho cổ đông, không có áp lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh tương ứng với nguồn lực được giao, thì quyền hạn của các ông chủ giả sẽ được dùng để làm... việc khác.

“Chúng tôi đã thấy tình trạng có doanh nghiệp nhà nước chấp nhận mua đắt - bán rẻ, các dự ánđội vối thành quen... Trong thị trường cạnh tranh, không thể có doanh nghiệp nào tồn tại lâu với cách kinh doanh không theo tín hiệu trường như vậy”, ông Cung nhìn thẳng vào thực tiễn. 

Đáng nói là, những ứng xử không theo kỷ luật thị trường của nhiều doanh nghiệp nhà nước không chỉ tác động tiêu cực đến khu vực doanh nghiệp này, mà còn ảnh hưởng đến thị trường cạnh tranh, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, theo đúng quy luật của các doanh nghiệp tư nhân. 

CIEM đã từng trình các đề xuất giải pháp để thay đổi hiện trạng. Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách doanh nghiệp (CIEM), người trực tiếp chắp bút cho các đề xuất của CIEM liên quan đến cải cách doanh nghiệp cho rằng, mấu chốt của các đề xuất là không để cho doanh nghiệp nhà nước hưởng lợi từ cơ chế quản lý vốn chủ sở hữu nhà nước. 

Cụ thể, cần tạo áp lực mạnh hơn về trách nhiệm tăng giá trị vốn nhà nước. Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán, đánh giá tài sản nhằm đảm bảo tài sản trên sổ sách phản ánh đúng giá trị thực, từ đó, xác định đúng chi phí, giá thành của các doanh nghiệp nhà nước. 

Có nghĩa là, áp đặt đầy đủ ràng buộc về chi phí vốn trong đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước phải lấy lợi nhuận với mức ít nhất bằng giá thị trường của vốn, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, không bảo toàn và phát triển vốn, thua lỗ không thanh toán được nợ đến hạn, không trả đủ thuế cho nhà nước… 

“Lúc đó, người đại diện chủ sở hữu, người quản lý phải bị thay thế, không sử dụng những can thiệp của Chính phủ nhằm khoanh nợ, giảm nghĩa vụ trả nợ, bảo lãnh phát hành trái phiếu để trả nợ, giảm thuế và nghĩa vụ nộp thuế…”, ông Trung phân tích.

Tất nhiên, đi kèm đó, đòi hỏi xác định rõ ràng và minh bạch chi phí cho các hoạt động phi thương mại; các khoản tài chính từ ngân sách nhà nước cho thực hiện nhiệm vụ phi thương mại phải được công bố trong báo cáo tài chính; tăng cường giám sát các hoạt động phi thương mại để có đánh giá và công khai hiệu quả của hoạt động này đối với doanh nghiệp nhà nước…

Sớm đưa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào hoạt động 

Dự kiến, cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 5 diễn ra vào cuối tuần này sẽ lấy ý kiến thành viên Chính phủ về Dự thảo Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

“Đã đến lúc, Ủy ban phải chính thức đi vào hoạt động. Chỉ có mô hình chuyên trách mới có thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước, mà không có lăn tăn về lợi ích”, ông Cung nói.

Thực ra, khi bàn về những thay đổi trong cơ chế hoạt động, tìm kiếm thang bảng đánh giá mới cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhiều kiến nghị từ nhiều bộ, ngành cho rằng khó làm, do những rào cản pháp lý.

Ông Cung thì không nghĩ vậy. Chủ sở hữu nhà nước có toàn quyền thay đổi cơ chế kiểm soát, đặt ra các chỉ tiêu, yêu cầu cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng các cơ quan chủ quản hiện tại không có động cơ làm việc này khi mối quan hệ thân hữu giữa các cơ quan quản lý hành chính và doanh nghiệp nhà nước thường tạo nên những lợi ích nhất định.

Trong khi đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được giao trách nhiệm là cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, chuyên nghiệp, nghĩa là sẽ chấm dứt tình trạng phân tán quyền chủ sở hữu vốn nhà nước, không rõ trách nhiệm giải trình về hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. 

Khi tách các chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, thì sẽ đạt được 2 mục tiêu. 

Một là, đưa doanh nghiệp vào thị trường cạnh tranh bình đẳng, từ đó thúc đẩy môi trường kinh doanh bình đẳng. 

Hai là, tạo điều kiện cho các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung năng lực vào thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Cùng với đó, các công cụ quản trị hiện đại, tiên tiến đang cho phép các cơ chế kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp ở mọi góc độ.

“Khi đó, quản trị doanh nghiệp thực sự thay đổi. Các kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn sẽ không chỉ dừng lại ở yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mà cả thị trường chứng khoán nước ngoài. Nguồn lực của nền kinh tế sẽ được phân bổ đúng và hiệu quả”, ông Cung khẳng định.

Tất nhiên, mấu chốt vẫn là sự quyết liệt trong hành động thay đổi bộ mặt của khu vực doanh nghiệp nước.

顶: 6踩: 369