Ngành khoa học và công nghệ đang có nhiều nỗ lực để chung tay giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông,ọcvcngnghệvocuộcgiảiquyếtvấnđềcấkết quả bóng đá philippines kênh đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Hậu Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Người dân rất cần có giải pháp phòng, chống sạt lở hiệu quả hơn trong thời gian tới. Vấn đề đáng lo ngại Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nền địa chất mang tính ổn định thấp. Những năm gần đây, dòng chảy sông Mê Kông về đây đã có nhiều sự thay đổi. Theo thống kê, lượng bùn cát lơ lửng trong dòng chảy sông Mê Kông về đồng bằng đang giảm dần. Lũ lớn trên báo động III xuất hiện ít hơn, nhưng lũ vừa, lũ nhỏ lại xuất hiện nhiều hơn. Thêm vào đó, những tác động tiêu cực từ con người đã khiến tình trạng sạt lở bờ sông, kênh trong vùng diễn biến ngày càng phức tạp. Riêng tại Hậu Giang, thống kê năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 63 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 1.550m, diện tích mất đất 9.362m2, tăng 46 điểm so với cùng kỳ năm 2022, gây thiệt hại trên 5,6 tỉ đồng. Những tháng đầu năm 2024, sạt lở liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam: “So với các tỉnh ở trong nội địa, Hậu Giang là tỉnh có số điểm sạt lở cao. Vấn đề sạt lở tại tỉnh chủ yếu do tác động gián tiếp thông qua các hệ thống sông”. Sạt lở không chỉ làm mất đất bờ sông, kênh, làm mất công năng của tuyến sông, kênh, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông bộ, nhà ở, các công trình dân sinh và hệ sinh thái xung quanh. Từ đó, tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt và tài sản của người dân. Vì vậy, việc dự báo, cảnh báo sớm sạt lở và áp dụng các giải pháp để giảm thiểu rủi ro từ sạt lở là hết sức cần thiết tại tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Khoa học và công nghệ vào cuộc Thời gian qua, khoa học và công nghệ đã chung tay giải quyết vấn đề sạt lở trên phạm vi cả nước. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp xanh chống sạt lở bằng vật liệu phế thải” được triển khai tại Hậu Giang từ năm 2019, đã xây dựng mô hình hiệu quả để bảo vệ bờ kênh, mương loại nhỏ, có mức độ xói lở nhẹ. Tuy nhiên, trước tình trạng sạt lở đang ngày càng gia tăng, nhất là ở các tuyến sông, kênh chính, tỉnh vẫn cần có các nghiên cứu với quy mô lớn hơn để phòng, chống sạt lở hiệu quả trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề trên, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đề xuất thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu dự báo, cảnh báo sớm sạt lở và đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp cho hệ thống sông, kênh ở địa bàn tỉnh Hậu Giang và vùng phụ cận”. Đề tài nhằm dự báo, cảnh báo sớm sạt lở bờ và đề xuất giải pháp công nghệ bảo vệ bờ phù hợp. Qua đó, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống sông, kênh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và vùng phụ cận (thành phố Cần Thơ). PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ, đánh giá: “Đây là một đề tài rất cần thiết và quan trọng, có khả năng đóng góp cho liên ngành, liên vùng và ứng dụng vào sản xuất, đời sống của người dân. Kết quả của đề tài sẽ không chỉ áp dụng được cho Hậu Giang mà còn ứng dụng được cho các địa phương khác và có thể đưa vào giáo trình của các trường đại học. Do đó, tôi rất ủng hộ việc thực hiện đề tài này”. Mới đây, Hội đồng Tư vấn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết địa phương sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia, do ông Nguyễn Huỳnh Phước, Phó Giám đốc phụ trách Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, làm Chủ tịch Hội đồng, đã tiến hành xét duyệt và thông qua nhiệm vụ ở cấp tỉnh. Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ hoàn thiện hồ sơ, trình UBND tỉnh đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai đề tài. Bài, ảnh: ĐANG THƯ |