【cá cược trực tuyến】TP. Hồ Chí Minh: Tăng chi ngân sách để đẩy nhanh chương trình số hóa
Đây là bước quan trọng nhất để xây dựng thành công hệ thống chính quyền điện tử, nên được chính quyền thành phố đặc biệt chú trọng triển khai. Tại sự kiện, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khuyến nghị thành phố nên tăng mức chi từ ngân sách để triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
Số hóa hướng đến phát triển kinh tế, dân sinh
Tại hội nghị công bố Chương trình chuyển đổi số và hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình xây dựng dựa trên Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Kiến trúc chính quyền điện tử thành phố.
Chương trình đặt ra 6 mục tiêu cơ bản đến năm 2025 gồm: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 50% trở lên, với tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp (DN) hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; thông tin của người dân, DN được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm Dữ liệu thành phố; kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%; hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
Còn đến năm 2030 gồm 4 mục tiêu: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 9%; tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.
Về nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (HCM LGSP), thành phố đã triển khai nhằm kết nối các cơ sở dữ liệu hiện có và kết nối với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Nền tảng sẽ kết nối, chia sẻ dữ liệu giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, DN dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
“Đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các DN số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số. Đó là mục tiêu cơ bản để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên địa bàn. Việc triển khai phải sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nên rất cần được sự hỗ trợ từ các ban, ngành, từ hoạt động tư vấn, đồng thuận, chia sẻ của DN...” - ông Dương Anh Đức nói.
Tăng ngân sách đầu tư cho quá trình số hóa
Trong các nhóm nhiệm vụ thực hiện, TP. Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến phát triển kinh tế số. Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Thành Phong cho biết, với lợi thế về kinh tế, TP. Hồ Chí Minh xác định sẽ tập trung vào 10 lĩnh vực trọng tâm phát triển kinh tế số là y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng và đào tạo nhân lực. Cùng với đó, thành phố sẽ đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số tại các DN, đặc biệt là DN công nghệ thông tin và truyền thông trong tiên phong nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ số.
“Đối với chính quyền số, lãnh đạo thành phố cho biết đã tích hợp nhiều dịch vụ số hoá phục vụ người dân và DN, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ ra quyết định dựa trên xử lý dữ liệu lớn và dữ liệu tích hợp trên toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ đẩy mạnh kho dữ liệu chung, phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở. Đây là kênh thông tin chia sẻ tài nguyên, dữ liệu giúp người dân, DN tìm kiếm và cập nhật nhằm phục vụ cho cuộc sống, công việc kinh doanh và đầu tư của mình” – ông Nguyễn Thành Phong nói.
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBND thành phố phối hợp cùng Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel thành lập một trung tâm giới thiệu sản phẩm số hóa. Đây sẽ là nơi trưng bày các ứng dụng công nghệ mới trên nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, giao thông, hạ tầng… của các đơn vị và DN có sản phẩm mới. Đồng thời, đây cũng là nơi hỗ trợ tư vấn các ý tưởng số hóa cho thành phố, kết nối những đơn vị có nhu cầu về công nghệ với những DN đang sở hữu các giải pháp mới. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đề xuất hình thành bộ chỉ số phản ánh trình độ số hóa của cơ sở cũng như trong toàn ngành. Bộ chỉ số sẽ giúp đo lường và tạo động lực cho các đơn vị đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.
“Hiện nay, thành phố đang chi 0,4% ngân sách cho công nghệ thông tin và truyền thông, đây là mức quá thấp. Thành phố nên nghiên cứu tăng chi ngân sách cho lĩnh vực này, còn tăng mức bao nhiêu thì phải xem xét đến hiệu quả cũng như giải quyết các vướng mắc còn tồn tại. Phải làm sao để việc chuyển đổi số nhanh và hiệu quả, đem lại lợi ích cho người dân, DN, nhất là việc giám sát chính quyền dễ dàng hơn” - ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo.
Đỗ Doãn
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/45b799696.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。