【nhận định brentford】10 cái hẹn đáng đợi của chính sách tiền tệ trong năm 2014

vang nu trang

Thị trường vàng nữ trang hiện đang "xông xênh" hoạt động và sẽ là một trong 10 cái hẹn đáng chú ý trong quản lý điều hành của NHNN năm 2014. Ảnh: TL

Năm 2013,áihẹnđángđợicủachínhsáchtiềntệtrongnănhận định brentford chính sách tiền tệ đã gặt hái được nhiều thành công trong kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá, giảm đô la hóa và vàng hóa, ổn định được thị trường vàng, tiếp tục xử lý các ngân hàng yếu kém…

Bên cạnh các mục tiêu điều hành, nhiều vấn đề và tồn tại trên thị trường đang chờ đợi chính sách tiền tệ sẽ từng bước xử lý, đúng hẹn trong năm 2014.

TBTCO điểm lại 10 cái hẹn đáng đợi nhất.

1. Cam kết ổn định tỷ giá USD/VND

Năm 2014 là lần thứ tư liên tiếp Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng ổn định tỷ giá USD/VND, gắn với giới hạn khoảng biến động như một cam kết (sau cam kết cuối 2011, trong năm 2012 và 2013).

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị toàn ngành ngân hàng ngày 18/12 vừa qua, biến động tỷ giá USD/VND trong năm tới cần giữ trong khoảng 1-2%. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã chính thức tuyên bố mức độ phá giá của VND cụ thể sẽ không quá 2%.

Dù định hướng và cam kết ổn định, hay việc đưa ra dự tính quãng biến động cụ thể đó có cơ sở từ những tính toán, cân đối và chủ động của nhà điều hành, song đây sẽ là một cái hẹn dự báo có nhiều thử thách.

2. Xử lý cơ bản nợ xấu

Năm 2013, sau nhiều giải pháp cùng các chính sách hỗ trợ, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng vẫn chưa thể giảm, mà mới chỉ đạt được ở việc kìm hãm tốc độ gia tăng. Nợ xấu đã tăng từ 4,08% đầu 2013 lên 4,55% đến cuối tháng 11/2013.

Theo mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, cũng như nhiệm vụ Quốc hội giao, đến năm 2015 phải cơ bản xử lý được vấn đề nợ xấu, đưa được về mức 3% (được xem là một giới hạn chấp nhập được theo chuẩn mực kế toán Việt Nam). Năm 2013 chưa giảm được, năm 2015 cũng gần kề, nên năm 2014 là điểm hẹn có tính quyết định để thực hiện mục tiêu này.

Bên cạnh việc tự xử lý, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã ra đời, có tiến độ mua lại nợ xấu khá nhanh, dự báo sẽ tiếp tục là một công cụ chủ lực để Ngân hàng Nhà nước có thể giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu về mặt số học.

Trong khi đó, triển vọng phục hồi của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn là cơ sở chính để Ngân hàng Nhà nước thực hiện cái hẹn trên.

3. Ngừng Quyết định 780, áp Thông tư 02

Một trong những điểm hẹn căng thẳng nhất của chính sách tiền tệ 2014 là việc ngừng Quyết định 780 về cơ chế cho cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm, đồng thời áp dụng Thông tư 02 với cơ chế khắt khe hơn trong phân loại và trích lập dự phòng rủi ro.

Theo lộ trình đã hẹn, đến tháng 6/2014, chính sách hỗ trợ sẽ kết thúc, chính sách chặt chẽ hơn bắt đầu trong xác định nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Với nhiều thông tin phản ánh từ giới ngân hàng thời gian qua, điểm hẹn trên sẽ tạo áp lực lớn đối với hệ thống, thậm chí có cả quan ngại về khả năng đổ vỡ khi nợ xấu có thể tăng đột biến.

Trước áp lực này, Ngân hàng Nhà nước đang trù tính sẽ có điều chỉnh một số quy định trong Thông tư 02, tránh hệ thống bị “khớp” khi thực hiện, cũng như từng bước đáp ứng yêu cầu tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.

4. “Trả nợ” cho khung tiêu chuẩn an toàn

Sau ba năm ban hành và có hiệu lực, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vẫn chưa thực sự yên ổn.

Trước thềm áp dụng (tháng 10/2010), một loạt ngân hàng và công ty tài chính đã có kiến nghị nhiều nội dung cần điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước cũng đã lần lượt ban hành các văn bản điều chỉnh một số điểm.

Một kế hoạch lớn hơn đã kéo dài trong hai năm qua là xây dựng và ban hành một văn bản mới thay thế Thông tư 13, đã nhiều lần tổ chức lấy ý kiến để hoàn thiện, đặc biệt là có nhiều góp ý của các ngân hàng nước ngoài, song đến nay vẫn chưa thể ban hành.

Văn bản thay thế được chờ đợi ở quy định mới về các hệ số rủi ro, các giới hạn hay những chốt chặn có thể hạn chế tình trạng sở hữu chéo… Ngân hàng Nhà nước từng dự kiến ban hành trong tháng 8/2012, đến 2013 và hiện vẫn chưa rõ khi nào cái hẹn này mới chính thức được trả.

5. Thu hẹp chênh lệch giá vàng

Vẫn là cái hẹn cũ mà Ngân hàng Nhà nước và thị trường chưa gặp nhau: thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới.

Trong năm 2013, tại một số thời điểm, chênh lệch đã thu hẹp về dưới 2 triệu đồng/lượng, nhưng không bền vững. Phổ biến trong năm qua vẫn là chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng.

Chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới là vấn đề cũ, có phổ biến và khá lớn từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên, 2013 là năm trọng tâm thực hiện yêu cầu thu hẹp, khi Quốc hội và Chính phủ đều đã có chỉ đạo, khi Ngân hàng Nhà nước đã có đủ các công cụ và cơ chế trong tay.

Tuy nhiên, khả năng thu hẹp được hay không, thu hẹp một cách bền vững hay không sẽ phải tiếp tục chờ đợi trong năm 2014.

6. Quản lý thị trường vàng nữ trang

Năm 2012 và 2013, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt thực hiện các bước tổ chức lại và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và giao dịch vàng miếng. Hoạt động đấu thầu tạo cung và bình ổn thị trường cũng đã được triển khai.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành công khi đưa vàng miếng vào khuôn khổ, bình ổn được thị trường, bóc tách được vốn vàng ra khỏi bảng cân đối của các tổ chức tín dụng… Tuy nhiên, việc thiết lập và quản lý chặt chẽ hơn thị trường vàng nữ trang hiện vẫn để ngỏ.

Từ tháng 6/2014, Thông tư 22 của Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức có hiệu lực, thị trường vàng nữa trang bắt đầu có những chuẩn mực quy định chính thức và khá chặt chẽ về chất lượng. Tuy nhiên, việc “quy hoạch” lại hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngạch này vẫn đang đợi Ngân hàng Nhà nước chính thức vào cuộc.

7. Bỏ cơ chế trần lãi suất

Một cái hẹn đã kéo dài gần ba năm qua là việc gỡ bỏ cơ chế trần lãi suất trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cũng như trên thị trường. Cuối năm 2010, từ một giải pháp tình thế, cơ chế trần lãi suất huy động (sau đó là trần lãi suất cho vay) đã trở thành một giải pháp chính yếu và dài hơi.

Tại nhiều thời điểm, nhiều ý kiến từ chuyên gia, thành viên trong hệ thống đề cập đến yêu cầu gỡ bỏ cơ chế trần lãi suất, thực hiện điều hành bằng các công cụ thị trường. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ mới chỉ thực hiện từng bước trong năm 2013.

Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước có “hẹn” rằng: “Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét không quy định trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng cải thiện vững chắc”.

8. Xử lý tiếp 8 tổ chức tín dụng yếu kém

2014 là năm bản lề trong kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2012 - 2015.

Sau khi cơ bản xử lý 9 ngân hàng thương mại yếu kém xác định đợt đầu, trọng tâm cụ thể trong năm 2014 là tiếp tục xử lý 8 tổ chức tín dụng yếu kém vừa xác định thêm (bao gồm 2 ngân hàng thương mại và 6 tổ chức tín dụng phi ngân hàng).

Với tiến độ và kết quả mà Ngân hàng Nhà nước đã làm trong năm 2012 và 2013, có thể chờ đợi cái hẹn này cũng sẽ đến trong năm 2014. Tuy nhiên, lớn hơn và phức tạp hơn, đi cùng với tái cơ cấu và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, cái hẹn giá trị nữa là Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ hạn chế và khắc phục dần tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống.

Hay việc xử lý sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng cũng là một cái hẹn đáng đợi trong năm 2014.

9. Lên cót cho gói 30.000 tỷ

Sau 6 tháng triển khai trong năm 2013, gói cho vay hỗ trợ nhà ở với tổng hạn mức 30.000 tỷ đồng mới chỉ giải ngân chưa đầy 2% - một sự khởi đầu thất bại.

Năm 2014, thị trường tiếp tục nhìn về sức sống của gói chính sách này, khả năng cựa quậy của nó. Trong khi đó, tại cuộc họp báo tổng kết năm 2013, Ngân hàng Nhà nước lại chờ đợi một nguồn cung nhà ở xã hội tốt hơn để có thể kích thích đầu ra cho gói chính sách, khi cơ chế đã có, nguồn vốn đã có và cả những vướng mắc lần lượt được tháo gỡ.

Ngoài sự chờ đợi trên, để lên cót cho gói 30.000 tỷ này, Ngân hàng Nhà nước cho biết không loại trừ khả năng sẽ trình Chính phủ cho phép mở rộng các ngân hàng thương mại khác tham gia triển khai, thay vì chỉ 5 ngân hàng quốc doanh.

10. Nới “room” cho khối ngoại

Một trong những cái hẹn đáng đợi nhất đối với nhà đầu tư trong năm 2014 là khả năng nới “room” tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Khả năng này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gợi mở trong năm 2013. Ngân hàng Nhà nước cũng đã xây dựng các phương án, văn bản để trình Chính phủ xem xét.

Hiện giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam là 30%. Trước mắt, khả năng nới “room” sẽ có ở các ngân hàng yếu kém, để thu hút ngoại lực cho quá trình tái cơ cấu hệ thống. Hướng nới “room” nói chung cũng là tình huống được chờ đợi, dự kiến với khoảng 35% đến 49% tùy từng trường hợp Thủ tướng xem xét cụ thể.

Chính Trung

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
下一篇:Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên