【bảng xép hạng c1】EVN đề xuất giá điện hai thành phần, có thể thực hiện từ đầu năm 2025
Việc triển khai thí điểm giá điện hai thành phần được áp dụng trước với một số nhóm khách hàng,đềxuấtgiáđiệnhaithànhphầncóthểthựchiệntừđầunăbảng xép hạng c1 sau đó thực hiện mở rộng vào năm 2025.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có đề án báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất về cơ chế triển khai thí điểm giá điện hai thành phần.
Giá điện hai thành phần được hiểu là cơ cấu giá phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần trả cho điện năng tiêu dùng. Đây là điểm khác biệt so với cơ chế giá hiện nay là giá bán theo một thành phần điện năng tiêu dùng, tức là tính theo lượng điện năng thực tế sử dụng.
EVN cho biết đã phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng đề án “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần (giá công suất, giá điện năng) cho các nhóm khách hàng sản xuất và kinh doanh”.
Đề án đặt ra mục tiêu nghiên cứu, tính toán, xây dựng và đề xuất hệ thống cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hai thành phần cho các đối tượng khách hàng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có và các dự báo đã triển khai của hệ thống điện Việt Nam, bao gồm dữ liệu sản xuất và tiêu dùng.
Hệ thống giá hai thành phần nhằm tính đúng, tính đủ các chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống điện để sử dụng điện hiệu quả hơn. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất lộ trình áp dụng các biểu giá điện hai thành phần cho các nhóm khách hàng.
Trên cơ sở tính toán của đơn vị tư vấn, EVN đề xuất phương án cơ sở - là hệ thống giá thuần túy phản ánh chi phí cung cấp điện và có xét tới đặc điểm tiêu dùng điện của các nhóm khách hàng.
EVN cũng đề xuất phân loại theo nhóm khách hàng gồm khách hàng ngoài sinh hoạt; khách hàng sinh hoạt có sản lượng tới 2.000 kWh/tháng; khách hàng có sản lượng trên 2.000 kWh/tháng; phân loại theo cấp điện áp gồm 4 cấp là siêu cao áp, cao áp, trung áp và hạ áp.
Với nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt sẽ chung một biểu giá điện hai thành phần theo dạng giá công suất (đồng/kW) và giá điện năng cao thấp điểm (đồng/kWh). Đây là ba nhóm gồm sản xuất, kinh doanh và hành chính sự nghiệp trong hệ thống giá hiện hành.
Khách hàng sinh hoạt có quy mô và sản lượng tiêu dùng lớn 2.000 kWh/tháng, giống như khách hàng ngoài sinh hoạt nhưng tiêu dùng ở cấp điện áp hạ áp. Thống kê cho thấy nhóm này lên tới 56.000 khách hàng, việc trang bị hệ thống đo đếm hai thành phần là chưa thể thực hiện ở giai đoạn trước mắt.
Giai đoạn đầu chưa đề xuất áp dụng mà có thể xem xét phương án giá hai thành phần theo cách thức áp dụng với hộ có sản lượng dưới 2.000kWh/tháng, tức là thu giá cố định theo gói và giá điện năng không đổi.
Với nhóm khách hàng có sản lượng tiêu dùng thấp (<2.000kWh/tháng): biểu giá sinh hoạt hai thành phần sẽ bao gồm giá cố định theo quy mô tiêu dùng và giá điện năng đồng giá (mức 1.598 đồng/kWh).
Do nhóm này có lượng khách hàng đông, nhóm khách hàng tiêu dùng dưới 50kWh/tháng vẫn đang được hưởng sự hỗ trợ từ Chính phủ. Vì vậy quy mô tiêu dùng để tính giá cố định đang được xây dựng theo dạng bậc thang hiện hành.
EVN cũng cho biết, trên cơ sở đề xuất, đơn vị tư vấn đưa ra lộ trình áp dụng. Bao gồm giai đoạn áp dụng thử nghiệm; giai đoạn chuyển đổi: áp dụng chính thức thí điểm với khách hàng được lựa chọn; giai đoạn áp dụng chính thức: thay thế toàn bộ hệ thống giá bán lẻ điện hiện nay.
Với giai đoạn thử nghiệm, sẽ thực hiện trên dữ liệu thời gian thực song song với áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm 2024 đối với khách hàng sản xuất bình thường.
Sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, quá trình hoàn thiện biểu giá hai thành phần, chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý và các điều kiện liên quan khác, sẽ triển khai áp dụng chính thức thí điểm toàn bộ khách hàng để thay thế cho biểu giá điện hiện tại. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá hiện hành.
Phương án lý tưởng là từ 1/1/2025 được triển khai cho toàn bộ khách hàng, nếu như giai đoạn thử nghiệm đề xuất trên được triển khai và kết thúc như dự kiến.
PHẠM DUY