【ty le keo ngay mai】Tự hào nghề giáo thời chiến

  发布时间:2025-01-24 22:28:45   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Tôi biết vợ chồng ông Tám từ trước nhưng mãi đến hôm nay mới có dịp nghe vợ chồng chú chia sẻ ty le keo ngay mai。

Báo Cà Mau(CMO) Tôi biết vợ chồng ông Tám từ trước nhưng mãi đến hôm nay mới có dịp nghe vợ chồng chú chia sẻ về những năm tháng gắn bó với nghề gõ đầu trẻ thời kháng chiến. Với lứa tuổi như tôi bây giờ thì khó có thể hình dung nổi những gian nan, vất vả, mất mát, hy sinh của thầy, cô giáo thời ấy để hoàn thành nhiệm vụ song hành là “vừa dạy học, vừa chống giặc”.

Ông Tám Hồng tên thật là Nguyễn Thanh Hồng, năm nay 68 tuổi, hiện gia đình sinh sống tại ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước. Ông lớn lên trong gia đình giàu truyền thống cách mạng. Từ nhỏ, ông được đổi tên họ là Trần Quốc Tuấn để có thể học tập tại Sài Gòn. Khi học đến lớp tú tài 1 (lớp 10 ngày nay - PV), tình hình chiến sự tại Sài Gòn căng thẳng, tại đây thường xuyên có các cuộc biểu tình chống đế quốc Mỹ và ông cũng hay tham gia cùng các cuộc biểu tình do học sinh phát động.

Thấy tình hình ngày một biến động và được biết địch càn quét quê nhà dữ dội, năm 1970, chàng thanh niên chưa đầy 17 tuổi khăn gói trở về quê, tham gia đội thông tin cổ động để cùng Nhân dân chống giặc. Sau hơn 3 tháng trở về quê nhà hoạt động, ông được cử đi học khoá sư phạm đầu tiên của huyện Cái Nước, lúc đó lớp có 28 học viên. Học được 6 tháng, ông về dạy học từ lớp 1 đến lớp 4 tại ấp Rau Dừa C, xã Hưng Mỹ.

Ông kể: “Khi đó tuổi trẻ nhiệt huyết lắm, từ lúc học cho đến lúc đi dạy, tôi hụt chết nhiều lần mà không hế biết sợ là gì. Có lần đi dạy học về, bị giặc phát hiện, tôi liền phóng xuống đống cây ráng trốn, bị tụi giặc đạp mạnh ở trên, xíu nữa thì chết. Nhớ lúc đó, trường lớp toàn cây lá tạm bợ không à, giặc bỏ bom cháy thì dựng lại học. Cuộc sống thầy và trò lúc đó khó khăn vô cùng, nhưng vì cái chữ, vì quyết đuổi giặc ngoại xâm mà đồng lòng duy trì học tập”.

Thầy giáo trẻ ngày đó tuổi đôi mươi, tài sản duy nhất chỉ là chiếc xuồng be bảy, cây dầm, 1 thùng sắt đựng sách vở, 1 cái nóp (cái mùng) và 2 bộ quần áo. Ấy vậy mà hành trình truyền con chữ của thầy giáo vẫn luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, vừa dạy học nhưng cũng vừa chống giặc. Xung quanh ngôi trường 2 lớp học, lúc nào cũng được đào sẵn công sự chữ L, hễ phát hiện có giặc càn quét, bắn phá là thầy giáo đưa từng học sinh xuống công sự an toàn rồi mới trốn xuống sau cùng với các em.

Nhắc đến đây, giọng ông nghẹn ngào, lời kể ngắt quãng: “Chắc có lẽ suốt cuộc đời mình, khoảng thời gian làm thầy giáo thời chiến là điều tôi tự hào nhất. Lúc ấy gian khó nhưng tình cảm thầy trò gắn bó, giản đơn nhưng thấm đẫm. Ði dạy học, bom đạn dội đầu, bữa no bữa đói. Nhớ có lúc 5 ngày trời thầy, cô giáo chúng tôi chỉ ăn đúng 2 bữa cơm gạo lứt xin của người dân. Vậy mà không một ai nản lòng. Càng khó khăn, chúng tôi càng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Thầy trò nương tựa nhau vì ai cũng nghèo khó, lắm lúc nhà trò chỉ có món bánh dừa, bánh chuối mang lại trường tặng thầy cô giáo, vậy mà ai cũng vui”. 

Cuộc sống của vợ ông Tám Hồng an nhàn, vui vầy bên con cháu.

Ông Tám kể tiếp: “Sau năm 1973, tôi được trở về ấp Rau Dừa B, tiếp tục tham gia đội thông tin cổ động và vừa dạy học. Lúc đó, toàn xã Hưng Mỹ có 14 giáo viên. Ðến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tôi vẫn tiếp tục dạy học trường làng và nhận lương đầu tiên là 30 đồng/tháng. Khoảng thời gian đó, Ban Giáo dục địa phương tiếp tục phát động phong trào “diệt giặc dốt” nên mỗi ngày giáo viên chúng tôi phải dạy 3 buổi. Dù vất vả nhưng giáo viên ai cũng một lòng truyền dạy kiến thức cho người dân từ trẻ nhỏ cho đến cụ già”.

Cứ chập choạng tối, từ những nhánh sông, bìa rừng lại thấy ánh sáng ngọn đuốc như bầy đom đóm của học sinh đến tham gia lớp học ban đêm. Lớp học nhộn nhịp, người biết chữ dạy người chưa biết chữ, từ trẻ đến già ai cũng nhiệt tâm tham gia để tiếp tục đẩy lùi “giặc dốt”. Thấm thía những gian nan ấy, câu chuyện học hành thời chiến là vậy, nhưng đó sẽ là những kỷ niệm khó quên và tình cảm thầy trò bình dị nhưng chứa đựng sự thiêng liêng.

Từ năm 1977, ông Tám Hồng lập gia đình và tiếp tục được cử đi học quản lý ở Bạc Liêu (lúc đó còn là tỉnh Minh Hải). Hoàn thành khoá học hơn 1 năm, ông trở về làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở cấp 1, cấp 2 tại xã Bình Mỹ, huyện Cái Nước. Sau năm 1984, ông được rút về Huyện uỷ Cái Nước, kinh qua nhiều vị trí khác nhau và đến năm 1992 ông xin nghỉ hưu vì hoàn cảnh gia đình.

Vợ ông là bà Nguyễn Tuyết Mai, cũng là một giáo viên thời kháng chiến. Năm 16 tuổi bà làm giao liên Xã uỷ Hưng Mỹ và làm giáo viên dạy trường làng thuộc ấp Thị Tường B. Mỗi người một nơi cùng tham gia kháng chiến, cùng làm nghề gõ đầu trẻ thời đánh giặc nên cả hai luôn thấu hiểu, đồng cảm.

Vợ chồng ông kết hôn năm 1977, cuộc sống gia đình lúc đó gặp vô vàn khó khăn. Vật lộn với cuộc sống nhưng cả hai nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Ðến năm 1992, do sức khoẻ cha mẹ già và lo cho tương lai 4 đứa con thơ nên ông Tám quyết định nghỉ hưu sớm để nhường vợ tiếp tục công tác giảng dạy.

“Lúc đó, ông nhà tôi nghỉ hưu sớm, 2 năm sau tôi cũng nghỉ hưu. Thời gian đó, vợ chồng tôi buôn bán đủ thứ mới có thể lo cho gia đình 8 nhân khẩu. Chật vật, khó khăn nhưng vợ chồng tôi quyết tâm nuôi các con ăn học thành tài. Mừng một điều là con tôi đứa nào cũng ngoan ngoãn nên giờ vợ chồng tôi vui mừng lắm. Gẫm lại cuộc đời dành hết tuổi thanh xuân cho trường lớp, học trò, là điều mà chúng tôi không hề hối tiếc. Giờ đây khi về hưu, tài sản lớn nhất của vợ chồng tôi là các con đã trưởng thành, học hành đàng hoàng, trình độ đại học, thạc sĩ, cuộc sống các con đều ổn định”, bà Mai tâm tình.

Sau thời gian nghỉ hưu không bao lâu, bà Mai tham gia Hội Cựu giáo chức xã, năm 1999 bà được bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã. Ðến năm 2015, bà được tín nhiệm vị trí Chủ tịch Hội Cựu giáo chức và Chủ tịch Khuyến học xã cho đến bây giờ.

Trong quá trình công tác, cả ông bà đều nhận được Huân, Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, cùng nhiều giấy khen, bằng khen, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.

“Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm khi gắn đời mình cho sự nghiệp giáo dục, vợ chồng tôi trân trọng khoảng thời gian đó. Giờ đây, khi cuộc sống về già an nhàn nên cả vợ chồng tôi mong muốn góp một phần công sức của mình tiếp tục chăm lo cho giáo dục. Hàng năm, chúng tôi đều họp mặt các hội viên cựu giáo chức, tuy người mất người còn, người già yếu bệnh tật, nhưng đó là trách nhiệm và còn là niềm vui để gắn kết những giáo viên thời kháng chiến. Bên cạnh đó, chúng tôi còn vận động mạnh thường quân đóng góp giúp đỡ hội viên khó khăn, trao tặng những suất quà hiếu học để nâng bước các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn”, bà Mai bày tỏ.

Lắng nghe những chia sẻ của ông bà, càng thấy khâm phục những nỗ lực của những giáo viên thời chiến khi vừa dạy học vừa cùng Nhân dân đánh giặc. Mỗi một giai đoạn, hành trình bước qua của ông bà là một dấu ấn khó phai mờ về nghề dạy học. Có lẽ trong tiềm thức của những cựu học sinh luôn hiện diện hình ảnh người thầy giáo, cô giáo không ngại gian khó dày công truyền dạy kiến thức trong thời kháng chiến ác liệt. Giờ đây, cuộc chiến đã lùi xa nhiều năm, giáo dục gặp nhiều thuận lợi, nhưng ông bà vẫn nặng lòng khi thấy còn nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn cần được trợ lực. Những món quà trao tay, ông bà mong muốn góp một phần sức mình để các em không dở dang chuyện học hành, tiếp tục hành trình đi tìm tri thức./.

 

Hằng My

 

相关文章

最新评论