Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch JICA Kenichi Tomiyoshi. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao các nghiên cứu của JICA liên quan đến hai lĩnh vực rất quan trọng đối với Việt Nam là tái cơ cấu DNNN và khu vực ngân hàng trong thời gian qua,óThủtướngđánhgiácaonghiêncứucủaJICAvềtáicơcấuDNngânhàthứ hạng của defensa y justicia coi đây là những hỗ trợ, tư vấn chính sách rất quan trọng tới Chính phủ Việt Nam để thực hiện thành công nhiệm vụ trên. Sáng 16/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp đoàn Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do ông Kenichi Tomiyoshi, Phó Chủ tịch dẫn đầu để trao đổi về các vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Đây là hai chương trình nghiên cứu quan trọng của JICA để tư vấn cho Chính phủ Việt Nam. Tham dự buổi tiếp về phía Việt Nam còn có lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính, và Ngân hàng Nhà nước. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch JICA Kenichi Tomiyoshi đều bày tỏ vui mừng về sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt-Nhật tiếp tục được khẳng định qua các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao của hai nước trong thời gian qua. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao các nghiên cứu của JICA liên quan đến hai lĩnh vực rất quan trọng đối với Việt Nam là tái cơ cấu DNNN và khu vực ngân hàng trong thời gian qua, coi đây là những hỗ trợ, tư vấn chính sách rất quan trọng tới Chính phủ Việt Nam để thực hiện thành công nhiệm vụ trên. Phó Thủ tướng cho biết sẽ yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với JICA để nhanh chóng hoàn thiện kiến nghị chính sách này trong bối cảnh Việt Nam kế thừa thành tựu tái cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng của 5 năm trước và xây dựng, bổ sung các kế hoạch tái cơ cấu cho 5 năm tới nhằm bảo đảm hoạt động tái cấu trúc nền kinh tế đạt được chuyển biến rõ rệt và những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng nhanh, bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng bày tỏ mong muốn các chuyên gia Nhật Bản đánh giá tình hình tái cơ cấu DNNN và hệ thống ngân hàng sát với thực tiễn của Việt Nam hiện nay, có so sánh với các giải pháp mà Nhật Bản đã thực hiện thành công trong quá khứ, đặc biệt là khi xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. “Chúng tôi tin tưởng bằng quyết tâm chính trị cao, sự cố gắng của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, nhất là người bạn thân thiết, tin cậy như Nhật Bản thì Việt Nam sẽ thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, có bước phát triển, tăng trưởng nhanh, bền vững hơn trong tương lai”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói. Tại buổi làm việc, ông Kenichi Tomioyshi và các chuyên gia của Nhật Bản đã trình bày những đề xuất có tính hệ thống, cơ bản và đột phá của cơ quan này đối với việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), xử lý nợ xấu và giải quyết các ngân hàng thương mại yếu kém của Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Trong quá trình tham vấn chính sách, JICA có thể hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật xây dựng chính sách để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu và tổ chức tín dụng yếu kém, thiết kế vốn vay cho Chính phủ thông qua hình thức hỗ trợ ngân sách chung sử dụng vốn vay phát triển chính sách; hỗ trợ tăng cường chức năng của thị trường vốn và hỗ trợ kỹ thuật cải thiện kinh doanh của DNNN quy mô lớn bằng việc sử dụng vốn nhà đầu tư chiến lược hay của ngân hàng Nhật Bản để thúc đẩy tái cơ cấu khối này... Ông Kenichi Tomiyoshi cho biết sẽ tiếp tục cùng với các chuyên gia hoàn thiện bản báo cáo để sớm kiến nghị tới Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm nhất, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Nhân buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng bày tỏ sự cảm ơn của Chính phủ tới JICA đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, đóng góp tích cực vào quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của hai 2 quốc gia và kết nối phát triển hai nền kinh tế, bao gồm kết nối chiến lược phát triển, kết nối năng lực sản xuất và kết nối đào tạo, phát triển nguồn nhân lực./. Theo chinhphu.vn |