88Point88Point

【kết quả u19 hy lạp】Lo ngại an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ

Báo Cà Mau(CMO) Chợ có vai trò quan trọng trong việc giao thương, trao đổi hàng hoá, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Toàn TP. Cà Mau hiện có 24 điểm chợ được cấp phép hoạt động, trong đó hầu hết là chợ hạng 3, hạng 2 và chợ tạm bợ có quy mô nhỏ. Dạo một vòng các chợ, nhất là khu đầu chợ, điều lo lắng là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa thật sự đảm bảo.

Bởi hàng hoá ở hầu hết các chợ được bày bán thiếu khoa học, thực phẩm sống được bày bán lẫn lộn với những thức ăn chín. Tình trạng nước thải ứ đọng quanh chợ bốc mùi hôi thối, phế phẩm của những mặt hàng tươi sống bị vứt bừa bãi, tràn lan làm cho không khí quanh khu vực chợ bị ô nhiễm. Trong khi đó, thực phẩm tươi sống bày bán không đúng quy định, thức ăn đã qua chế biến không che đậy hoặc không được bày bán trong tủ kính để ruồi, vi khuẩn mặc sức tấn công... rất mất vệ sinh.

Thực tế đáng báo động

Có mặt tại Chợ Phường 2 vào mỗi dịp sáng sớm, người tiêu dùng phải chật vật lắm mới mua được những sản phẩm ưng ý bởi tình trạng dòng người, xe chen chúc. Mặc dù ngay cổng chợ có bãi giữ xe nhưng để tiết kiệm, không ít người chạy thẳng xe vào khu vực chợ trong khi lòng chợ khá nhỏ hẹp, 2 bên đường bày bán chật kín.

Gia súc gia cầm bày bán ngay đầu đường vào chợ Phường 2, TP. Cà Mau bốc mùi nồng nặc mỗi khi đi qua khu vực này.

Trong chợ, các hàng rau, thịt, đồ tươi sống... được bày bán xen lẫn các hàng bán thức ăn chín, đồ gia dụng, bánh trái, chè được bày bán không che đậy, hàng kê thấp và đặt sát làn đường, người bán hàng cũng dùng tay không để lấy thức ăn cho khách.

Càng đi sâu vào trong chợ, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm càng đáng lo ngại. Đặc biệt khu vực bán gia cầm được bày bán trên nền bê-tông, chỗ bán cũng như chỗ giết mổ bốc mùi hôi nồng nặc mỗi khi qua khi vực này.

Gia cầm được làm thịt tại chợ.

Dọc chợ, hải sản được bày bán trên mảnh ni-lông đặt ngay dưới nền ẩm ướt, theo lối đi của khách hàng. Người bán sơ chế nhanh tại chỗ cá, hải sản mà không có bất cứ dụng cụ bảo hộ nào. Lại thêm hầu hết rác, nước thải từ việc sơ chế này đều được đổ trực tiếp tại đó. Mùi hôi tanh bay khắp nơi, nước chảy lênh láng, khiến không khí quanh khu vực chợ bị ô nhiễm trầm trọng.

Tại khu bày bán thịt heo, dù được kê cao để tránh bụi nhưng cứ 10 quầy đã có 8 quầy lót thịt trên bìa carton cũ, xỉn màu để tránh ra nước. Theo đó vi khuẩn, bụi từ giấy sẽ ngấm vào thịt rất mất vệ sinh. Các sạp, quán bán thức ăn nhanh, thức ăn đã nấu chín thì hầu hết đều không có tủ kính, trông rất mất vệ sinh, dưới các gầm bàn, ghế nhiều quán không có sọt đựng rác nên giấy ăn được vứt ngổn ngang khắp nơi.

Cộng đồng trách nhiệm trong an toàn thực phẩm

Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các chợ luôn là “bài toán” khó đối với các ngành chức năng. Cần sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, cũng như sự tuân thủ chấp hành, phối hợp của người dân để giảm thiểu tối đa các bệnh lây truyền qua thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để "tiện" cho người tiêu dùng, người bán nhận sơ chế cá mà không có bất cứ dụng cụ bảo hộ nào.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Ban quản lý chợ Phường 2, cho biết: “Khu vực chợ phường 2 có tổng 1.058 hộ kinh doanh buôn bán. Đối với khu vực bán gia cầm sống, ban quản lý thường xuyên nhắc nhở về vấn đề vệ sinh, tiến hành phun, xịt khử trùng 15 ngày/lần đối với khu vực này. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, không đăng ký tại chợ thường xuyên nhắc nhở về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đối với những trường hợp vi phạm phát hiện đổ nước bẩn tại khu vực chợ sẽ tiến hành xử phạt tại chỗ”.

Những hàng ăn bày ngay trong chợ bán thực phẩm tươi sống.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, băn khoăn: “Vấn đề lớn nhất, tồn tại hiện nay nhất là khâu sạch từ trồng đến tiêu thụ. Muốn nông phẩm mau ra trái, trừ bệnh, đạt trái, củ to, không ít nhà nông không ngần ngại phun thuốc hoá chất để kích thích sự tăng trưởng mau của rau củ quả. Mặt khác, theo quy định, sau khi phun thuốc phải cách ly một thời gian mới được đem ra bán nhưng dường như vừa thu hoạch là đã tiêu thụ hết. Điều này hết sức nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng”.

Bà Ngô Tuyết Khuê, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Phường 2, băn khoăn: “Còn gặp khó khăn trong công tác giám định thịt gia súc, gia cầm tại chợ. Đa phần, thịt đã được đóng mộc giám định tại các lò mổ giết nhưng chất lượng thì chưa kiểm nghiệm được chính xác, rất khó phân biệt bằng mắt thường”.

Ngô Yến Nhi

Trong 3 tháng đầu năm nay, Ban quản lý chợ Phường 2 kết hợp cùng Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiến hành ra quân kiểm tra 50 lượt cho làm cam kết an toàn thực phẩm 28 hộ bán thịt heo, 5 hộ bán thịt trâu, 6 hộ bán thịt trăn.

Nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra 39 tiểu thương buôn bán các mặt hàng thực phẩm về nêm yết giá cả, xem xét hạn sử dụng, hàng kém chất lượng để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Đồng thời thường xuyên phát tờ rơi tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ, môi trường của mọi người đối với khu vực công cộng.

赞(5172)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả u19 hy lạp】Lo ngại an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ