【ket qua u23 han quoc】Trụ đỡ cho nông nghiệp vươn tầm
Nâng cao năng lực nghiên cứu,ụđỡchonocircngnghiệpvươntầket qua u23 han quoc ứng dụng
25 năm qua, Bình Phước có 321 đề tài, dự án các cấp, gồm 7 dự án nông thôn miền núi do Bộ KH&CN hỗ trợ và quản lý; 206 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh và 108 đề tài KH&CN cấp cơ sở. Trong đó, 263 đề tài đã được đưa vào ứng dụng phục vụ sản xuất và đời sống. Nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Ông Đặng Hà Giang, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: “Các đề tài, dự án KH&CN của tỉnh đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và triển khai hoạt động KH&CN trên địa bàn. Đặc biệt, đề tài về nông nghiệp đã góp phần hình thành các vùng sản xuất an toàn, hữu cơ theo hướng VietGAP cũng như đạt các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế GlobalGAP”.
Máy phun thuốc "5 trong 1" của nhà nông Nguyễn Văn Lĩnh ở TP. Đồng Xoài đang trình diễn cho bà con nông dân tham khảo ứng dụng
Việc ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất các loại cây trồng thế mạnh của tỉnh, giúp thay đổi tập quán canh tác, tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân. Nếu như trong những năm đầu tái lập tỉnh, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chưa đạt 1.000 tỷ đồng, thì nay đã vươn lên gần 30 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 30 lần so với năm đầu tái lập tỉnh.
Trong lĩnh vực trồng trọt, các loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, điều tăng từ 2-4 lần cả về diện tích lẫn sản lượng và chất lượng. Đặc biệt, diện tích cây ăn trái tăng hơn 10 lần với tổng 12.062 ha, cho sản lượng 73.518 tấn, tăng 13,4 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Trong lĩnh vực chăn nuôi, toàn ngành đã và đang phát triển chăn nuôi công nghiệp gắn với chuỗi giá trị cả về quy mô lẫn tổ chức sản xuất. Tổng đàn heo năm 2021 đạt 1,264 triệu con, tăng 12,3 lần so với năm 1997. Trong đó, nuôi heo trang trại chiếm 92% tổng đàn với 349 trang trại, trong đó trang trại chuồng lạnh chiếm 61%. Chăn nuôi trang trại gia cầm chiếm 57% tổng đàn, với 87 trang trại, trong đó có 51 trại lạnh, chiếm 59%...
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, ngành khoa học sẽ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong triển khai nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế. Đồng thời, triển khai các đề tài khoa học đã được nghiên cứu của các viện, trường, của tỉnh để nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Ngành cũng sẽ hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm đặc thù của địa phương. |
Ông Đặng Hà Giang, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ |
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: Có được thành quả đó, phần lớn là nhờ ứng dụng thành công các tiến bộ KH&CN, các đề tài, dự án. Cái lợi ích của ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp là làm giảm công lao động, chi phí và tăng năng suất, giá trị nông sản. Thời gian qua, rất nhiều mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt đã được chuyển giao cho nông dân ứng dụng.
Ứng dụng để chuyển giao
Để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài. Thực tế 25 năm qua, KH&CN ở Bình Phước đã trở thành một trong 2 trụ đỡ trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng cao. Nổi bật nhất là các kết quả nghiên cứu trên cây điều. Ngành KH&CN tỉnh đã ứng dụng những kết quả nghiên cứu để chuyển giao, tập huấn các quy trình kỹ thuật cho nông dân; xây dựng các mô hình trình diễn trồng mới và chăm sóc vườn điều ghép, thâm canh, cải tạo vườn điều già, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại, xây dựng quy trình tổng hợp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng VietGap… Từ năm 2013 đến nay, Hội đồng KH&CN tỉnh đã khảo nghiệm so sánh, chọn được 6 giống điều đầu dòng ưu tú có triển vọng cho năng suất và chất lượng cao nổi trội về đặc điểm nông học, như năng suất, chất lượng cũng như khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện khí hậu của địa phương, nhất là tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.
Vườn dưa lưới canh tác theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú của Công ty cổ phần Đầu tư - Bất động sản Thành Phương
Cùng với tạo giống, việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành công phân bón nano vi lượng trên cây điều làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hạt điều là nhiệm vụ cấp thiết mang lại nhiều lợi ích lâu dài để phát triển trên các vùng trồng điều của tỉnh. Đề tài thành công đã mở ra hướng mới trong việc chăm sóc cây điều theo hướng công nghệ cao, mang lại lợi ích kinh tế cao cho tỉnh và cơ hội làm giàu cho người dân Bình Phước. Về công nghệ chế biến, ngành đã nghiên cứu xây dựng mô hình thiết bị để tự động tách nhân và bóc vỏ lụa nhân điều trong quy trình công nghệ chế biến hạt điều, góp phần giải quyết bài toán khó về nguồn lao động cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh, giúp cơ giới hóa, tự động hóa cho dây chuyền chế biến hạt điều.
Ngoài ra, phải kể đến sự vào cuộc của ngành KH&CN tỉnh và Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam trong việc “Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đen tại Bình Phước”. Tại các mô hình thử nghiệm, bệnh chết nhanh, chết chậm giảm, cây tiêu khỏe, cho trái nhiều, cây phát triển bền vững.
Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp
Song song với việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án thì việc áp dụng công nghệ mới trong canh tác nông nghiệp công nghệ cao cũng được ngành KH&CN tỉnh khuyến khích các hộ dân và doanh nghiệp áp dụng. Từ khi đưa công nghệ cao, như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… vào sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh tăng từ 40-50 lần so với các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống. Bình Phước đang tiếp tục triển khai đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao chuyên sâu, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trên cơ sở chuyển đổi số, tỉnh đang quy hoạch, thu hút đầu tư cho 8.000 ha trong các khu công nghệ cao. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ đầu tư cả ngàn tỷ đồng để ứng dụng công nghệ mới, cho ra nhiều sản phẩm nông nghiệp thế hệ mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Việc áp dụng KH&CN vào sản xuất đã giúp người dân giảm sức lao động, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng lợi nhuận sau thu hoạch và đặc biệt giảm được chi phí đầu tư ban đầu. Theo nhìn nhận của lãnh đạo Sở KH&CN, hoạt động KH&CN thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số đề tài nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn phát huy hiệu quả, phục vụ đắc lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giảm nghèo bền vững.
-
Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USDViệt Nam willing to help Mozambique ensure food security: PresidentVietnamese, Russian diplomats discuss measures to boost relationsCOP26 president hails Việt Nam on renewable energyBắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh PhúcDefence Minister Giang meets Lao, Japanese, Cambodian counterpartsViệt Nam’s first peacekeeping engineering unit gets to work in AbyeiVice President Xuân meets Thai Prime Minister Prayut in BangkokNguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?VN, Hungary’s parliaments sign new cooperation agreement
下一篇:BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Development of VN
- ·Việt Nam helps lift ASEAN
- ·Việt Nam contributes to UN Human Rights Council with specific initiatives: official
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Việt Nam’s first peacekeeping engineering unit gets to work in Abyei
- ·Appeal proceedings start for former Hà Nội People's Committee chairman
- ·Việt Nam, RoK working towards comprehensive strategic partnership
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Scientists urged to raise more initiatives
- ·Việt Nam, China agree on measures to further promote parliamentary ties
- ·Party leader orders more efforts to maintain pace of economic development
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Embassy takes actions to support victims of toxic gas leak in Jordan
- ·Top legislator’s visit to Hungary expected to deepen bilateral ties
- ·Regional cooperation key to renewable energy in Asia: experts
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Việt Nam elected to UNESCO intangible cultural heritage committee
- ·Việt Nam forges multi
- ·Work on Tân Sơn Nhất airport’s T3 terminal expected to begin in third quarter
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Việt Nam, Hungary agree to boost agicultural cooperation
- ·Proper awareness, actions crucial for conservation of marine ecosystems: PM
- ·'Belarus and Việt Nam: time
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Việt Nam spreads peace, cooperation message at SAIFMM: Ambassador
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Pacific Partnership 2022 officially launched in Phú Yên
- ·Vice President Xuân meets Thai Prime Minister Prayut in Bangkok
- ·Việt Nam, Argentina eye further cooperation in oil exploration, renewable energy
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Việt Nam always supports UN’s humanitarian efforts: Ambassador
- ·Việt Nam elected to UNESCO intangible cultural heritage committee
- ·Member of European Parliament highly values Việt Nam’s stature
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·First meeting between ASEAN, UK senior officials held in London