设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kq leipzig】Doanh nghiệp quan tâm chống hàng giả, hàng nhái chỉ đếm trên đầu ngón tay 正文

【kq leipzig】Doanh nghiệp quan tâm chống hàng giả, hàng nhái chỉ đếm trên đầu ngón tay

来源:88Point 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-09 10:58:26

doanh nghiep quan tam chong hang gia hang nhai chi dem tren dau ngon tay

Sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái được xem là tội phạm lớn nhất thế kỷ 21. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn nạn hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam hiện nay?

Không phải riêng Việt Nam mà trên thế giới, nhiều nước cũng lâm vào tình trạng bị hàng giả, hàng nhái chi phối, gây bức xúc. Các tổ chức xã hội và Hải quan thế giới đánh giá năm 2006 có khoảng 500 tỷ USD giá trị hàng giả lưu thông trên thị trường. Năm 2010 tổng trị giá lưu chuyển là 37.000 tỷ USD thì 2.000 tỷ USD là giá trị hàng giả. Chuyên gia Thụy Sỹ cũng cho biết mỗi năm họ sản xuất khoảng 25 triệu chiếc đồng hồ nhưng trên thế giới có khoảng 40 triệu chiếc đồng hồ Thụy Sĩ được tiêu thụ, như vậy lượng làm giả rất lớn. Vì vậy, theo đánh giá thế kỷ 21 là thế kỷ tội phạm hàng giả, hàng nhái rất nặng nề, nghiêm trọng.

Ở Việt Nam hàng giả, hàng nhái là khá phổ biến, không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn. Hầu hết các mặt hàng đều bị làm giả, làm nhái, phổ biến là mỹ phẩm, rượu, thuốc chữa bệnh, hàng điện tử, điện lạnh, nội thất, quần áo, mũ bảo hiểm, dây cáp điện, giống cây trồng, phân bón, hộ chiếu, con dấu, tôn thép... Việc xâm phạm thương hiệu ở Việt Nam tương đối phổ biến, tốc độ làm hàng giả, hàng nhái rất nhanh. Trước đây một sản phẩm thường sau 6-7 tháng sẽ bị làm giả, hiện nay chỉ cần 1 tháng là hàng giả, hàng nhái đã tràn ngập, nếu đó là sản phẩm có thương hiệu. Điều đó cho thấy nạn hàng giả, hàng nhái rất trầm trọng đối với chúng ta.

doanh nghiep quan tam chong hang gia hang nhai chi dem tren dau ngon tay
Hiện nay chúng ta có 7 cơ quan thực thi và 35 Nghị định của Chính phủ liên qua đến hàng giả hàng nhái và chất lượng sản phẩm, nhưng các văn bản đôi khi chồng chéo nhau và tản mạn. Chính phủ phải có một cơ quan pháp luật mạnh để “gom” tất cả các nghị định và xử lý được các xung đột của các luật trước khi ban hành. Hiện nay chế tài đã đủ và nếu làm đúng thì không phải nhẹ, nhưng cái cuối cùng là thái độ các cơ quan thực thi. Tôi mong rằng, trên một số mặt nào đó, cơ quan thực thi phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về việc để vấn nạn hàng giả hàng nhái phát sinh, hiện tượng không lành mạnh phải được khắc phục, có như vậy cuộc đấu tranh này mới có hiệu quả.
doanh nghiep quan tam chong hang gia hang nhai chi dem tren dau ngon tay

Ông Lê Thế Bảo

Ông có thể cho biết rõ hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam như thế nào?

Hiện nay sản xuất hàng giả trong nước nhiều, mang tính chất nhỏ lẻ. Gây bức xúc cho DN là việc nhái thương hiệu. Đơn cử, mặt hàng khó làm giả nhất như tôn lợp cũng bị làm giả. Hàng nước ngoài chất lượng kém, giá cả rẻ được NK, sau đó dập xóa các nhãn hiệu cũ, dập nhãn hiệu của những thương hiệu uy tín của Việt Nam vào để tiêu thụ. Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã từng phải tổ chức một hội nghị để giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật hàng giả. Chưa kể đến việc các DN trong nước nhái sản phẩm của nhau. Nhiều DN thuốc kêu ca vấn đề này, nhưng xử lý rất khó bởi giữa các DN có mối quan hệ nên thường không muốn nói, dẫn đến những âm ỷ kéo dài, chưa có sự đấu tranh quyết liệt.

Nhưng lượng hàng giả do trong nước sản xuất chỉ là một phần, theo đánh giá của chúng tôi, lượng hàng giả từ nước ngoài vào rất nhiều, chiếm khoảng 60% hàng giả trên thị trường. Với thuốc chữa bệnh, sau một tuần đặt hàng tại nước ngoài, thuốc giả đã có hàng trăm ngàn vỉ để tuồn vào Việt Nam. Những sản phẩm này thường ghi nguồn gốc là Made in Vietnam, tuy nhiên khi về đến biên giới, vì Đội thực thi Sở hữu trí tuệ của lực lượng Hải quan ngăn chặn nên họ lại chia nhỏ hàng hóa theo nhiều hướng như Lạng Sơn, Hải Phòng, Lào Cai... Sau khi xâm nhập được vào nội địa, các sản phẩm này được lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh để tiêu thụ.

Kỹ thuật công nghệ để làm hàng giả, hàng nhái hiện nay cũng rất tinh vi. Ví dụ, với kỹ thuật đóng chai, vào chai, in nắp để làm giả nước giải khát, nếu không am hiểu sẽ không thể nhận biết.

Việc hạ giá thành phù hợp với thu nhập của người dân là rất khó, tuy nhiên, nếu giá thành không hạ xuống để phù hợp với sức mua trong nước thì sẽ gây ra nhiều vấn đề, trong đó có nạn làm hàng giả hàng nhái. Như vậy, việc hạ giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm phải là hướng đi của DN.

Mặc dù hàng năm số lượng hàng giả, hàng nhái bị bắt giữ tăng lên, nhưng sản xuất, tiêu thụ mặt hàng này không vì thế mà giảm đi. Vậy đâu là khó khăn lớn nhất trong việc chống hàng giả, hàng nhái, thưa ông?

Từ năm 2000 Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt việc chống hàng giả, hàng nhái, vạch rõ trách nhiệm của từng cấp từng ngành. Hiện nay Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) được thành lập, do đích thân Phó Thủ tướng chỉ đạo. Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn phức tạp cho nên việc thực thi cũng rất khó khăn.

Theo tôi, đời sống, mức thu nhập của người dân hiện nay khá thấp, trong khi sản phẩm của DN hiện nay có giá thành cao, đặc biệt là các thương hiệu uy tín. Vì vậy nhiều người dân đành chấp nhận dùng hàng giả hàng nhái. Đây là khó khăn số một trong công tác chống hàng giả hàng nhái.

Bên cạnh đó, việc quản lý kinh doanh của hệ thống đại lý, tổng đại lý còn tản mạn, chưa chặt chẽ, người bán quan tâm đến lợi nhuận hơn là hàng thật hay hàng giả, do đó việc đấu tranh rất khó. Nhận thức của cộng đồng về tác hại của hàng giả, hàng nhái gần như là chưa có gì. Tôi đã dự rất nhiều hội thảo nhưng có rất ít DN, tiểu thương tham gia, vì thế nhận thức của cộng đồng chưa được nâng lên. Đây là môi trường cho hàng giả, hàng nhái phát triển.

Có những chuyện này chuyện khác trong lực lượng thực thi, cái đó chúng ta phải uốn nắn, tuy nhiên điều kiện trang thiết bị để chống hàng giả hàng nhái cũng không đảm bảo, văn bản pháp quy liên quan đến chống hàng giả, hàng nhái rất nhiều, chồng chéo, kinh phí thực hiện hạn chế... Đây là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, vì thế vấn đề kinh phí hết sức quan trọng, nếu không giải quyết được thì sẽ khó khăn.

Vai trò của DN trong công tác chống hàng giả, hàng nhái thời gian qua như thế nào, thưa ông?

Mặc dù Chính phủ chỉ đạo các lực lượng thực thi, nhưng quyết định là ở các DN. DN làm như thế nào để sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu có uy tín đối với người tiêu dùng, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Còn các lực lượng thực thi phải đấu tranh quyết liệt để hỗ trợ cho sản xuất phát triển, chứ không phải lực lượng thực thi làm được hết việc này.

Hiện ta có khoảng 500-600 nghìn DN, nhưng DN sản xuất lớn, có thương hiệu chỉ khoảng hàng trăm. Hiện DN đang khó khăn, vì vậy nhiều DN không quan tâm lắm đến việc chống hàng giả, hàng nhái. Nói thế không có nghĩa là không có DN nào tham gia, nhưng con số này đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó, nhận biết hàng thật hàng giả không ai giỏi hơn DN. Vì vậy phải động viên được toàn bộ DN vào cuộc bằng cách làm cho DN hiểu rõ tác hại của hàng giả, hàng nhái đối với DN về lâu dài cũng như cần làm rõ vai trò phát triển thương hiệu của DN.

Theo ông, giải pháp nào là quan trọng nhất trong chống hàng giả, hàng nhái?

Hiện nay có đến 7 giải pháp mà chúng ta cần phải làm: Hệ thống luật pháp, tổ chức thực hiện, kinh phí, nhận thức cộng đồng, thái độ DN, trách nhiệm của cơ quan thực thi và loại trừ những bất hợp lý trong quá trình thực thi. 7 vấn đề này phải thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất hiện nay đó là nhận thức cộng đồng, trong đó có nhận thức của DN càng ngày phải tốt hơn, vai trò của DN ngày càng phải cao hơn trong cuộc đấu tranh này. DN phải kết hợp với các lực lượng thực thi nhiều hơn nữa, giúp đỡ, cung cấp thông tin cho lực lượng thực thi phù hợp với chủ trương Chính phủ đã chỉ đạo.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đại diện Công ty Cổ phần Inova Parma:

Cần tăng cường nhân sự quản lý tại địa phương

Theo xu thế phát triển, khi sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường với số lượng nhiều hơn sẽ phát sinh hàng giả, hàng nhái, đây được coi là một hiện tượng chung của các ngành nghề.

Trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, thuốc thủy sản, bên cạnh một số đơn vị được cấp phép, đăng ký, trên thị trường vẫn còn có rất nhiều loại thuốc không nhãn mác hoặc nhãn mác không rõ ràng được lưu hành ở khu vực các tỉnh vùng sâu, vùng xa, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của các ban ngành chức năng. Mới đây nhất, sản phẩm thuốc thú y, thuốc thủy sản của Công ty đã bị làm nhái và được bày bán tại một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Campuchia, thậm chí bày bán ngay tại Campuchia. Việc làm giả, làm nhái không chỉ với thú y mà trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt của con người cũng bị làm giả, làm nhái.

Đề nghị cơ quan chức năng cần tăng cường nhân sự quản lý tại địa phương; theo dõi, kiểm soát từng ngành hàng, địa điểm không có giấy phép kinh doanh; phối hợp và có biện pháp xử lý nghiêm các loại sản phẩm nghi là hàng giả, hàng nhái, ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng, đảm bảo uy tín, niềm tin cho cộng đồng DN làm ăn chân chính.

Đại diện Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam:

Tuyên truyền để nâng cao nhận thức

Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam cam kết sẽ cùng sát cánh với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam để thực hiện tốt việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu.

Hiện nay Hiệp hội có 112 DN thành viên có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước, sản xuất và bán lẻ trên 7.000 loại sản phẩm, số lượng bán hàng đa cấp là 1,2 triệu người; tổng doanh số đạt trên 6.000 tỷ đồng, đóng góp gần 1.200 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước (số liệu tính riêng trong năm 2013).

Sự trưởng thành của các DN bán hàng đa cấp Việt Nam khẳng định ở việc hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam. Trong thời gian tới, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam sẽ phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam tăng cường công tác tuyên tuyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của DN, người tiêu dùng trong cuộc chiến chống lại hàng giả, hàng nhái, các hành vi lừa dối người tiêu dùng, từ đó kết nối tạo thêm sức mạnh tập thể cho cộng đồng, thành viên của Hiệp hội, bảo vệ thương hiệu của mình, bảo vệ người tiêu dùng.

Đại diện Tập đoàn Hoa Sen:

Công bố tiêu chuẩn hàng hóa tại địa điểm bán hàng

Sản phẩm của Tôn Hoa Sen chiếm tới 40% thị phần trong nước, đứng đầu các nước Đông Nam Á về mặt hàng tôn, nằm trong top 10 thế giới. Tập đoàn Hoa Sen có đóng góp thuế thu nhập DN và các khoản thuế khác lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương (trên 1.000 tỷ đồng). Chính vì vậy, khi sản phẩm của Công ty bị làm giả sẽ ảnh hưởng đến thị phần, doanh số, thu hẹp sản xuất, kéo theo những đóng góp vào ngân sách Nhà nước giảm. Vấn nạn hàng gian, hàng giả hoành hành khá phổ biến. Gần đây trong các cuộc giao ban hàng tuần, hàng tháng, ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đều bàn giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Kết quả bắt giữ của cơ quan chức năng thời gian qua là bằng chứng xác thực nhất. Với 150 chi nhánh trải rộng trên cả nước, Tập đoàn Hoa Sen thực hiện bán lẻ đến người tiêu dùng.

Tập đoàn Hoa Sen sẽ thường xuyên hợp tác với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam để cung cấp những thông tin chính xác, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp kiên quyết chống lại thực trạng hàng gian, hàng giả. Đề nghị công bố tiêu chuẩn hàng hóa tại địa điểm bán hàng; hàng hóa bán ra thị trường bắt buộc phải xuất hóa đơn bán hàng tránh thất thu thuế để người tiêu dùng tự bảo vệ mình…

Q.Hùng (ghi)

热门文章

1.5144s , 7619.8828125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kq leipzig】Doanh nghiệp quan tâm chống hàng giả, hàng nhái chỉ đếm trên đầu ngón tay,88Point  

sitemap

Top