您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【đội hình al-kholood club gặp al ittihad】Số ca F0 tăng cao: Hệ thống y tế đứng trước nguy cơ quá tải

Ngoại Hạng Anh965人已围观

简介Infographics: Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục tăng caoHà Nội được sử dụng kết quả test nhanh ...

Infographics: Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao
Hà Nội được sử dụng kết quả test nhanh để xác định F0
Hà Nội không thực hiện giãn cách trên diện rộng khi số ca F0 tăng cao
Số ca F0 tăng cao: Hệ thống y tế đứng trước nguy cơ quá tải
Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tiếp tục có xu hướng gia tăng. Ảnh: Bộ Y tế.

Bộ Y tế nhận định, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tiếp tục có xu hướng gia tăng do các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường; mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng; biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh; có tâm lý chủ quan trong người dân, không thực hiện quy định 5K về phòng, chống dịch... Với số bệnh nhân tăng nhanh, tại nhiều bệnh viện trên cả nước đang đứng trước nguy cơ quá tải.

Đơn cử, tại Hà Nội, một số bệnh viện như: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang số bệnh nhân điều trị ở tầng 3 ít nhưng số bệnh nhân điều trị ở tầng 2 tăng lại đang bị quá tải. Thông tin về áp lực điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại các bệnh viện, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, tại Hà Nội có 15.000 giường bệnh điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện số bệnh nhân tại Hà Nội đã lên trên 700 người/ngày nên chưa quá hai chục ngày toàn hệ thống không còn giường trống.

Bác sĩ Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, khả năng bệnh viện đáp ứng được 300 bệnh nhân trung bình và nặng, với khoảng 100 ca thở máy. Do số lượng F0 tăng nhanh, nên hiện tại bệnh viện không tiếp nhận các bệnh nhân F0 nhẹ, mà chỉ nhận bệnh nhân có triệu chứng trung bình (khó thở) và bệnh nhân nặng. Theo bác sĩ Hải, với số lượng F0 tăng nhanh hiện nay, tất cả bệnh viện trên địa bàn thành phố từ tuyến huyện trở lên phải mở hết công suất, đáp ứng được tối đa 40% bệnh nhân thở máy.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đợt dịch Covid-19 thứ 4 đến ngày 15/12/2021, cả nước đã ghi nhận trên 1,4 triệu ca mắc, hơn 1 triệu người đã khỏi bệnh. Từ ngày 9 đến 15/12 cả nước ghi nhận thêm 106.918 ca mắc mới. So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng tăng 15,1%, số ca khỏi bệnh tăng 66,5%, số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tăng 8,3%, số ca nặng, nguy kịch tăng 16,2%...

Để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, bác sĩ Hoàng Bùi Hải cho rằng, Hà Nội cần quản lý F0 thể nhẹ tại nhà, nếu F0 chuyển nặng mới chuyển lên tuyến trên, phân tầng đúng tuyến điều trị từ cơ sở. Hiện tỷ lệ người dân đã được tiêm 2 mũi vắc xin ở mức cao, sắp tới sẽ được tiêm nhắc lại mũi 3 nên dù số lượng F0 tăng nhưng F0 thể nhẹ sẽ nhiều, có thể điều trị tại nhà.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đề nghị các đơn vị y tế “không đẩy F0 nhẹ lên tuyến trên”, gây quá tải cho các tầng điều trị bệnh nhân nặng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch chung của thành phố. UBND các quận, huyện, thị xã phải có trách nhiệm tập trung phân loại nhanh F0, cập nhật ngay dữ liệu lên hệ thống và phối hợp thường xuyên để phân tầng điều trị bảo đảm chính xác, kịp thời. Ngành y tế nâng cao năng lực điều trị tại các tầng, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.

Để chia sẻ gánh nặng với các bệnh viện, Bộ Y tế đã phân công 16 bệnh viện trung ương hỗ trợ cho 11 tỉnh, thành phố về công tác điều trị. Các đơn vị hỗ trợ triển khai đánh giá tình hình, phối hợp với địa phương rà soát phương án thu dung điều trị, tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trực tiếp kết hợp hỗ trợ từ xa, tham gia điều trị người bệnh đồng thời đề xuất các phương án phù hợp trong phân tầng điều trị, phân loại nguy cơ và quản lý F0 tại nhà.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng lưu ý, trong điều trị các bệnh viện chủ động thực hiện mô hình "bệnh viện chị em", giữa bệnh viện tầng 3 với các tầng dưới phối hợp nhịp nhàng, đặc biệt trong hội chẩn, chuyển tuyến bệnh nhân Covid-19 nặng phù hợp, kịp thời. Các địa phương và các Bệnh viện Trung ương đang hỗ trợ tại các cơ sở điều trị "phải quan tâm đến công tác phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt tại các trung tâm hồi sức tích cực; thiết lập những nhóm điều trị nhóm bệnh lý nền không chỉ về hồi sức mà còn có chuyên gia về tim mạch, đái tháo đường...

Hiện tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 nặng khá cao. Một số bệnh viện, trung tâm hồi sức Covid-19 cần bổ sung thêm nhân lực để mở rộng quy mô giường bệnh. Do đó, TPHCM kiến nghị Bộ Y tế xem xét, tiếp tục hỗ trợ bổ sung lực lượng y tế tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TPHCM 1.000 bác sĩ (trong đó có 300 bác sĩ có chuyên môn hồi sức, cấp cứu), 2.000 điều dưỡng (trong đó có 600 điều dưỡng có chuyên môn hồi sức, cấp cứu). Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì hoạt động của trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế.

Tags:

相关文章