PV: Công tác thực hành tiết kiệm,ếtkiệmchốnglãngphíphảitrởthànhýthứccủatừngcánhânđơnvịcúp quốc gia mexico chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016 - 2021 đã có nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực quản lý nhà nước như: điều hành ngân sách, quản lý tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản… Xin bà cho biết một vài kết quả nổi bật của công tác này?
Bà Phạm Thúy Chinh: Công tác THTK, CLP giai đoạn 2016 - 2021 có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, việc điều hành chính sách tài khóa được thực hiện chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Nhiều cơ chế, chính sách phòng, chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ ban hành như: Các chính sách về tài chính, thuế phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế; các giải pháp về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội... đã giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, các chính sách siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách gắn với triển khai kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm; cơ cấu chi ngân sách chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển. Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,32% GDP. Nợ công giảm từ khoảng 64,5% GDP vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 55,3% GDP và được cơ cấu lại bền vững, an toàn hơn; chuyển dần từ vay nước ngoài sang vay trong nước với kỳ hạn dài hơn, chi phí thấp hơn đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công dần được hoàn thiện, Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công tiếp tục được cập nhật vận hành có hiệu quả. Việc đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng cơ bản chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về thẩm quyền, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được các địa phương triển khai thực hiện cơ bản theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật về đất đai. Hiện nay, Quốc hội đang triển khai giám sát tối cao về kết quả THTK, CLP cho cả giai đoạn 2016 - 2021 và sẽ có báo cáo đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. PV: Báo cáo THTK, CLP năm 2021 được đánh giá có chất lượng tốt hơn những năm trước. Theo bà, đâu là điểm nổi bật của báo cáo này? Bà Phạm Thúy Chinh: Thảo luận về kết quả THTK, CLP năm 2021 tại Kỳ họp thứ 3 vừa qua, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao báo cáo của Chính phủ và cho rằng, báo cáo THTK, CLP năm 2021 được chuẩn bị công phu; đã thể hiện được những kết quả chủ yếu, tồn tại, hạn chế và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP năm 2022.
Việc Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp THTK, CLP theo tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội đã phát huy hiệu quả, góp phần đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ tài chính NSNN; tạo nguồn lực quan trọng trong khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai; tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo báo cáo THTK, CLP năm 2021, tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước trong năm 2021 là 72.068 tỷ đồng, đã góp phần tập trung kinh phí chi cho phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Công tác xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các ngành, lĩnh vực có chuyển biến tích cực, quá trình xây dựng đã chú trọng tới việc tham vấn chính sách, pháp luật để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn. Các cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước nhìn chung đã chấp hành đúng quy định trong mua sắm và sử dụng tài sản công. Công tác sắp xếp, nâng cao hiệu quả sử dụng trụ sở, nhà, đất công được quan tâm thực hiện. Nguồn lực tài nguyên, khoáng sản được quản lý, khai thác có hiệu quả, góp phần quan trọng tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, đời sống xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh; đẩy nhanh quá trình xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp; hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, tiết kiệm thời gian và chi phí xã hội. PV: Xin cảm ơn bà!
|