【thứ hạng của cúp liên đoàn bồ đào nha】Vingroup: Thắp ước mơ làm ôtô khi thị trường gặp khó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ,ắpướcmơlàmôtôkhithịtrườnggặpkhóthứ hạng của cúp liên đoàn bồ đào nha ngành tại Lễ khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ôtô Vinfastcủa Tập đoàn Vingroup |
Thị trường trong nước có tiềm năng nhưng chưa hấp dẫn
Báo cáo của PwC, một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới cho thấy, nền công nghiệp ôtô toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Năm 2016, tổng doanh số tiêu thụ ôtô toàn cầu đạt 88 triệu chiếc, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong khi tỷ suất lợi nhuận (TSR) cổ đông của ngành công nghiệp trên sàn S&P 500 và Dow Jones tương ứng là 14,8% và 10,1% thì TSR của ngành công nghiệp ôtô lại chỉ đạt 5,5%.
Tệ hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận biên (tỷ suất lãi ròng/doanh thu) của 10 hãng sản xuất xe lớn nhất thế giới chỉ đạt bình quân 4%, chưa bằng một nửa so với chi phí sử dụng vốn bình quân toàn ngành.
Ở trong nước, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), lượng ôtô tiêu thụ ở thị trường Việt Nam năm nay sẽ vào khoảng 335 ngàn chiếc, tăng gần 10% so với năm 2016.
Có thể thấy, mức độ tiêu thụ xe hơi ở Việt Nam đang tăng trong vài năm gần đây. Nếu đạt được sức mua như dự đoán vào cuối năm nay, con số này gấp đôi số lượng tiêu thụ xe năm 2014 (157.800 chiếc).
Tuy nhiên, đây không phải "miếng bánh" ăn được dễ dàng. Thị trường trong nước vẫn khá nhỏ và miếng bánh đang phải chia nhỏ cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ôtô ở Việt Nam. Dung lượng tiêu thụ hiện tại chỉ đang giúp ngành này định vị ở mức tiềm năng.
"Thị trường phải tiêu thụ trên 500 ngàn ôtô một năm bắt đầu mới là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất, đặc biệt là với thương hiệu nội" - TS. Phan Đăng Tuất - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - nhận định.
Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia kinh tế cho rằng, từ tiềm năng cho đến thực tế là một chặng đường và chặng đường này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
"Mức sống của người dân tăng lên thế nào, chính sách của Chính phủ ra sao, rồi cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là hàng loạt thuế nhập khẩu liên quan đến ôtô sẽ giảm từ năm 2018... tất cả những yếu tố đó đều tác động đến mức tiêu thụ ôtô" - vị chuyên gia này đánh giá.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ khởi công Dự án |
Tận lực ở ngành công nghiệp đẳng cấp
Ở thời điểm bức tranh về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam không có nhiều sắc tươi sáng, mục tiêu phát triển ngành này đã chính thức thất bại như Bộ Công Thương thừa nhận vào giữa năm nay, Vingroup bỗng nhiên nhảy vào cuộc với tuyên bố sẽ sản xuất và cho ra mắt ôtô thương hiệu Việt (VINFAST) vào năm 2019.
Có ý kiến tỏ ra hoài nghi về tiến độ cam kết của Vingroup, bởi 2 năm là khoảng thời gian rất ngắn cho việc ra đời một chiếc xe hơi.
Faheem Gill - cựu kỹ sư của Honda và Toyota cho biết trên mạng xã hội hỏi đáp Quora, trong trường hợp thuận lợi, thời gian sẽ là 36 tháng từ khi lập kế hoạch cho đến khi sản phẩm hoàn thiện chính thức có mặt trên thị trường sẽ là 36 tháng.
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi khởi công nhà máy, VINFAST đã đưa ra 20 concept thiết kế để người tiêu dùng bình chọn nhằm đưa vào sản xuất 2 mẫu xe được yêu thích nhất. Sự kiện cho thấy "sự nghiêm túc và tận lực" của Vingroup trong dự án này.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: "Dự án này có thể coi như là đặt viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Với vai trò là người tiên phong, Vingroup đang góp phần quan trọng tạo dựng nên một ngành công nghiệp, qua đó đẩy nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác cùng đi lên".
TS. Phan Đăng Tuất thì cho rằng, với quy mô dân số và điều kiện địa lý như ở nước ta, rất cần có một thương hiệu ôtô nội địa.
"Đấy không chỉ là ước mơ mà đã tính toán nhiều lần rồi, rất nhiều quy hoạch, rất nhiều chính sách được đề xuất" - TS Phan Đăng Tuất nói.
Không chỉ tuyên bố suông, ngay khi khởi công Nhà máy sản xuất ôtô VINFAST, Vingroup đã hợp tác với nhiều đối tác hàng đầu thế giới như Siemens, Bosch, Boston Consulting Group... hay các studio thiết kế xe đẳng cấp như: Pininfarina, Zagato, Torino Design và ItalDesign. Đồng thời, tập đoàn này còn đưa về các chuyên gia hàng đầu thế giới trong ngành như cựu Phó Chủ tịch General Motors James B.DeLuca hay ông Võ Quang Huệ - cựu tổng giám đốc Bosch Việt Nam…
Nói về những đối tác khủng của VINFAST, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về công nghiệp ôtô nhận xét: "Chỉ cần nhìn vào danh sách đối tác của Vingroup là đã có đủ cơ sở để đặt niềm tin vào những mục tiêu mà tập đoàn này đặt ra với dự án VINFAST. "Tôi tin rằng khoảng thời gian 24 tháng cho đến khi có sản phẩm mà Vingroup công bố không phải là nói chơi" - chuyên gia này khẳng định.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Dương Quang - nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - đánh giá: "Qua tiến độ và kết quả của những dự án Vingroup đã từng làm thì tôi tin với dự án VINFAST họ sẽ làm được. Thứ nhất là họ chuẩn bị dự án rất kỹ. Thứ hai, họ xây dựng dự án rất cẩn thận, tỉ mỉ. Thứ ba, họ tuyển chọn những người giỏi".
Qua những gì đã thể hiện thì dường như Vingroup đã lường trước được những khó khăn, thách thức và thậm chí có thể chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để là chủ công nghệ, tự chủ trong ngành công nghiệp có vai trò rất lớn này.
Với quyết tâm của Vingroup, nếu thành công, Vingroup không chỉ tiến thêm một bước phát triển mới mà sẽ đóng góp hàng tỷ USD vào GDP, tạo ra hàng chục nghìn việc làm trực tiếp, góp phần kiến tạo cả một ngành công nghiệp ôtô, tạo sức bật cho hàng loạt ngành công nghiệp hỗ trợ...
"Nếu Vingroup thành công với dự án VINFAST, ngoài lợi ích của doanh nghiệp, ngành công nghiệp ôtô với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và cả nền kinh tế sẽ nhận được những giá trị rất lớn" - chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá. |