【tile macao】Huy động nguồn lực từ 600.000 người Việt Nam ở nước ngoài
作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:55:27 评论数:
Sáng 11/1,độngnguồnlựctừngườiViệtNamởnướcngoàtile macao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì gặp mặt báo chí nhằm thông tin về tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, kết quả công tác năm 2023, phương hướng hoạt động năm 2024.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng về số lượng và mở rộng về thành phần. Hiện cộng đồng có khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là các nước phát triển, số lượng người Việt Nam ra nước ngoài học tập, lao động, kết hôn, đầu tư... tiếp tục tăng.
Đại bộ phận bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại trong tất cả lĩnh vực, được chính quyền và người dân sở tại đánh giá cao, một số đã tham gia chính trường sở tại ở các cấp độ khác nhau.
Kiều bào tiếp tục có nhiều hoạt động hướng về quê hương, phát huy vai trò là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lượng kiều hối chuyển về nước năm 2023 sẽ tăng trưởng từ 25-30% so với năm 2022.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong tất cả chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo ta và trong tiếp xúc với lãnh đạo các nước bao giờ cũng có nội dung liên quan đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Dù thời gian eo hẹp khi công tác nước ngoài nhưng lãnh đạo cấp cao luôn dành thời gian để gặp gỡ cộng đồng ta ở nước sở tại, có khi đến tận nhà thăm hỏi, động viên.
Thứ trưởng nhấn mạnh, kiều bào là nguồn lực to lớn của đất nước, có thể đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Để huy động được thì điều đáng mừng đã có chính sách, văn kiện từ cấp cao nhất là Bộ Chính trị, đến các chương trình hành động của Chính phủ, các đề án triển khai ở cấp bộ; tiếp nữa phải có chính sách thu hút và đãi ngộ phù hợp.
Về giữ gìn, bảo tồn được văn hóa đặc biệt là tiếng nói trong cộng đồng kiều bào, đây không chỉ là thách thức với cộng đồng người Việt mà còn của cộng đồng nhiều nước trên thế giới. Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chia sẻ, thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở sở tại, sống trong khu vực có đông cộng đồng thì bảo tồn văn hóa, tiếng nói thuận lợi hơn, tuy nhiên, cũng không nhỏ cộng đồng sống khá biệt lập.
"Cộng đồng người Việt ở nước ngoài càng ngày càng trẻ. Trong 20 năm qua, nhiều thế hệ người Việt trẻ được ra đời như ở Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cũng rất trăn trở và quyết tâm xây dựng Đề án tôn vinh tiếng Việt và được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 8/2022", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết.
Năm 2023 là năm thực triển khai đầu tiên đề án, với nhiều hoạt động như tìm kiếm sứ giả tiếng Việt, Gala Tiếng mẹ thân thương, tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên, xây dựng tủ sách tiếng Việt...
Nói về nguồn lực vật chất, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết, dòng kiều hối được duy trì đều trong nhiều năm qua và Việt Nam luôn ở top 10 nước nhận được lượng kiều hối lớn nhất. Lượng kiều hối gửi về nước tính từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) đến năm 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng nguồn vốn FDI đã giải ngân trong cùng kỳ. Thứ trưởng đánh giá, đây là số lượng rất lớn, rất quý; dòng tiền này khi về nước được đầu tư dự án, bất động sản, kinh doanh sản xuất...
80% người Việt sống ở các nước phát triển, với khoảng 600.000 người có trình độ đại học và cao hơn. Bà Lê Thị Thu Hằng nhận định, đây là lực lượng được tiếp cận với xu hướng, xu thế của thế giới, giữ các chức vụ trong hệ thống cơ quan chính quyền sở tại, có người là doanh nhân thành đạt.... Đây là những người có thể tư vấn, xây dựng chính sách, đề xuất ra những nội hàm cho Việt Nam khi tham gia vào các xu hướng phát triển kinh tế của thế giới.
Ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, các địa phương trong nước hiện có nhu cầu rất lớn về việc kết nối với nguồn lực kiều bào. Tháng 11/2023, Thủ tướng phê duyệt đề án phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới.
Triển khai đề án, ngay tháng 12/2023, hội nghị "Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp" được tổ chức tại Hải Phòng. Sau hội nghị, một số địa phương như Thái Nguyên, Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP.HCM đã đặt vấn đề với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Đà Nẵng chia sẻ nhu cầu tìm kiếm, kết nối kiều bào trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, do có mong muốn phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, có địa phương bày tỏ nhu cầu kết nối để xuất khẩu sản phẩm nông sản.
Ông Nguyễn Mạnh Đông nhấn mạnh, trước tiên, các địa phương cần xác định nhu cầu phát triển, từ đó Ủy ban sẽ là cầu nối với kiều bào, tổ chức, cá nhân có kỹ năng, trình độ và hiểu biết trong vấn đề.