Công nghệ và đổi mới đứng sau tốc độ phát triển thần kỳ của Hàn Quốc
Không thể phủ nhận Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Chỉ mất hai thập kỷ,ệpcôngnghệđónggópgìchoHànQuốkết quả chivas Hàn Quốc đã cách mạng hóa ngành viễn thông và thay đổi cuộc sống của toàn bộ người dân. Trước thập niên 80, khi chính quyền quân sự theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa xuất khẩu, ngành dịch vụ nội địa, bao gồm thị trường viễn thông, phần lớn bị bỏ qua. Tuy nhiên, tình thế thay đổi vào đầu những năm 1980 khi công chúng cần cải thiện sinh kế và dịch vụ viễn thông tốt hơn. Chính phủ quyết định tư nhân hóa doanh nghiệp viễn thông.
Đến giữa thập niên 90, chính phủ vạch ra hai kế hoạch lớn để phát triển xã hội thông tin vào năm 1996 và 1999. Cuối năm 2002, hơn 68% dân số kết nối Internet, 68% dùng điện thoại di động, 70% hộ gia đình sở hữu Internet băng rộng. Hàn Quốc nổi bật với một trong những hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tiến bộ nhất thế giới, trong khi ngành công nghiệp CNTT là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Về cơ bản, ngành CNTT Hàn Quốc được phân ra làm ba lĩnh vực chính: dịch vụ viễn thông, thiết bị CNTT và phần mềm. Ngành đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế quốc gia từ đầu những năm 1990 bất chấp hai đợt suy thoái kinh tế lớn năm 1997 và 2001. Sau khi phục hồi vào năm 2002, ngành CNTT đạt tỉ lệ tăng trưởng thường niên 25,9%, vượt tỉ lệ tăng trưởng GDP. Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghệ trong GDP quốc gia năm 2003 là 16%, trong khi xuất khẩu đạt 57,6 tỷ USD, chiếm 37,1% doanh thu xuất khẩu.
Công nghệ và đổi mới là hai yếu tố quan trọng củng cố năng lực xuất khẩu của Hàn Quốc, thúc đẩy phát triển kinh tế đáng kể của đất nước trong những thập kỷ qua. Theo Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng ấn tượng đến mức quốc gia Đông Á này đã từ một trong những nước nghèo nhất trong những năm 1960 trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới vào năm 2014. Hiện nay, kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 4 châu Á và thứ 10 thế giới.
Rajiv Biswas, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty phân tích toàn cầu IHS, cho biết: “Hàn Quốc đã chuyển mình kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên từ một xã hội nông nghiệp nghèo nàn sang một nền kinh tế đô thị hóa, công nghệ cao với lực lượng lao động có tay nghề cao”.
Tỉ trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong GDP của Hàn Quốc ở mức cao so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc đã chi 4,29% GDP cho R&D trong năm 2014, tiếp theo là Israel (4,11%) và Nhật Bản (3,58%). Ngoài ra, Chỉ số Đổi mới Bloomberg đã xếp hạng quốc gia này có nền kinh tế đổi mới nhất thế giới 6 năm liên tiếp (2014-2019) và vừa giành lại ngôi đầu vào năm 2021 sau khi năm 2020 bị xếp sau Đức. Chỉ số đánh giá các quốc gia theo sáu hạng mục khác nhau, bao gồm R&D, các công ty công nghệ cao, sản xuất, nhân viên nghiên cứu, bằng sáng chế và giáo dục.
Vai trò khó đong đếm của tập đoàn công nghệ
Thành công kinh tế của Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên ban đầu phản ánh chiến lược của chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu sản xuất giá rẻ. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của các tập đoàn Hàn Quốc, được gọi là "chaebol", đã trở thành yếu tố cần thiết cho sự chuyển đổi kinh tế của đất nước.
Theo website định giá doanh nghiệp CEO Score, năm 2017, doanh số gộp của 10 doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc là 677,8 tỷ USD, tương đương 44,2% GDP Hàn Quốc. Đặc biệt, tập đoàn Samsung đóng góp 14,6% GDP cả nước, tiếp theo là Hyundai (5,9%), LG (3,8%). Điều đó cho thấy đóng góp to lớn của các tập đoàn gia đình trị (chaebol).
Chaebol ra đời từ những năm 1950, hình thành quan hệ gần gũi với chính phủ và nhận được nhiều ưu đãi như lãi suất thấp, tham gia các hợp đồng nhà nước. Lịch sử hình thành và phát triển của chaebol có thể chia làm 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn hiện tại liên quan đến các ngành nghề mới như quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin và toàn cầu hóa. Họ cũng đầu tư mạnh mẽ vào xe hơi, điện tử trong và ngoài nước. Họ tập trung phát triển công nghệ cao, xây dựng thương hiệu và các kênh tiếp thị, một phần qua đầu tư nước ngoài.
Các chaebol Hàn Quốc nắm trong tay hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng. Họ là thành phần quan trọng cấu thành tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, và là người hùng của xuất khẩu. Những thương hiệu công nghệ cao như Samsung, Hyundai, LG, SK hay Naver trở thành biểu tượng của Hàn Quốc trên toàn cầu.
Quy mô của các công ty lớn này - chẳng hạn như Samsung và Huyndai - không chỉ tạo điều kiện cho một nguồn tài nguyên khổng lồ, mà còn đưa ngành sản xuất của Hàn Quốc bước sang một giai đoạn tăng trưởng mới nhờ sự dẫn đầu về công nghệ và đổi mới, với danh tiếng về chất lượng cao và sản phẩm tiên tiến hàng đầu.
Chẳng hạn, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP tăng từ 4% năm 1961 lên hơn 40% năm 2016, một trong những tỉ trọng cao nhất toàn cầu. Trong cùng kỳ, thu nhập trung bình của người dân Hàn Quốc tăng từ 120 USD/năm lên hơn 27.000 USD/năm. Chaebol cũng là những nhà tuyển dụng lớn nhất nước, chẳng hạn tính đến cuối tháng 9/2020, Samsung tuyển dụng 104.723 nhân viên, Hyundai 68.242 nhân viên, LG 40.500 nhân viên. Khi hàng triệu người thoát nghèo, câu chuyện của chaebol đã gắn liền với câu chuyện về cuộc chuyển mình của Hàn Quốc thời hậu chiến.
Theo nhà phân tích Biswas, một trong những chiến lược của các chaebol để trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu là đầu tư mạnh mẽ vào R&D và phát triển dấu ấn toàn cầu thông qua việc mua bán và sáp nhập ở Mỹ và châu Âu, nhờ đó, cho phép họ nâng cao năng lực công nghệ của mình.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đóng một vai trò quan trọng bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất đẳng cấp thế giới cũng như hệ thống giáo dục chất lượng cao trong nước. Kinh tế Hàn Quốc phát triển ra sao trong trung và dài hạn phụ thuộc vào duy trì vị thế dẫn dầu thế giới về công nghệ và đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu.
Du Lam
Từ băng rộng đến kinh tế số đưa Hàn Quốc trở thành cường quốc công nghệ thông tin
Một mạng cáp quang hoàn thành nhiều năm trước. Hàng triệu thuê bao 5G. Kết nối băng rộng nhanh nhất và rẻ bậc nhất thế giới. Hàn Quốc có tất cả những điều này trong khi các quốc gia khác có cùng nguồn lực lại đi sau.