【nhận định man city vs】Chống hàng giả

Thể thao 2025-01-10 19:04:27 543

Là chia sẻ của ông Trịnh Văn Ngọc,ốnghànggiảnhận định man city vs Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp (DN) và cơ quan thực thi trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, diễn ra ngày 30/3 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chống hàng giả- Cần sự hợp tác chủ động của các đơn vị

Báo động tình trạng hàng giả, hàng nhái

Ông Kiều Nghiệp, Trưởng phòng chống hàng giả, Cục QLTT cho biết, thời gian gần đây, nhiều vụ việc lớn, tính chất nghiêm trọng đã bị điều tra, phát hiện, các vụ việc này chủ yếu liên quan đến hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài thẩm lậu vào thị trường nội địa điển hình như: vụ sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong; vụ sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của Công ty TS; vụ kinh doanh lụa tơ tằm của Công ty Tập đoàn Khải Silk... Qua đó cho thấy việc giả nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm lưu thông trên thị trường rất đáng báo động.

Về phương thức thủ đoạn, ông Nghiệp nêu: Hiện các đối tượng in lậu tem nhãn, bao bì giả xuất xứ, giả các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc làm theo đơn đặt hàng, làm đến đâu, tiêu thụ đến đó, làm theo mùa vụ nên rất khó kiểm soát. Thêm đó, hàng giả, hàng nhái chủ yếu được vận chuyển, tiêu thụ tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc được bán trà trộn với hàng thật ngay trong các đô thị. Nổi lên một số nhóm mặt hàng được làm giả nhiều trong thời gian gần đây như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh.

Theo lãnh đạo Cục QLTT, trong khi tình trạng hàng giả, hàng nhập lậu diễn biến ngày càng phức tạp thì ngành QLTT bất cập, hạn chế về cơ chế chính sách, chế tài xử lý vi phạm; cơ chế phối hợp chưa được đồng bộ, chặt chẽ. Trang thiết bị, phương tiện, kinh phí giám định, tiêu hủy hàng giả cũng như nguồn nhân lực của các lực lượng thực thi phục vụ công tác thanh kiểm tra, kiểm soát hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế…

Là đơn vị thường xuyên bị các đối tượng làm hàng giả nhắm tới, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Giám đốc truyền thông và đối ngoại Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam - cho biết, theo khảo sát của L’Oreal, thị trường mỹ phẩm giả thường hay đóng theo bộ (3 trong 1, 4 trong 1...) để dễ bán. Tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực hàng giả trọng điểm ở Gò Vấp, quận 5, 10, chợ Kim Biên... Trong khi đó tại Cần Thơ thì hàng giả được bán từ trong chợ ra ngoài phố. Hàng giả được bán với giá chỉ từ 50.000-120.000 đồng/sản phẩm ngoài chợ nhưng khi được giao trên mạng thì có giá lên tới vài trăm ngàn đồng. Với các sản phẩm của L’Oreal thì hiện có tới 75% đang lưu thông trên thị trường là mỹ phẩm giả và lậu còn chính hãng chỉ 25% và chỉ được bán tại 2 nơi là Diamond Plaza và Takashimaya. Bà Trinh cho rằng, tình trạng hàng giả tràn lan như hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới DN, người tiêu dùng và gây thất thu thuế cho nhà nước rất nhiều.

Chống hàng giả- Cần sự hợp tác chủ động của các đơn vị

Bà Nguyễn Thị Hương, luật sư điều hành Văn phòng Luật VNIP, đại diện Công ty Lacoste - bổ sung: Tình trạng gặp phải chung hiện nay là sự tái phạm nhiều lần của các cửa hàng bán lẻ. Do mức phạt thấp, chưa đủ sức răn đe nên họ thường tái phạm, lặp lại nhiều lần (phạt 10-20 triệu đồng/lần nhưng 1 tháng lợi nhuận họ thu về 70 triệu đồng nên không ngại tái phạm). Theo bà Hương, do chủ động tốt trong công tác chống hàng giả nên tình trạng giả thương hiệu của Lacoste đã giảm đáng kể trong mấy năm qua. Tuy nhiên, tới hiện tại các cơ sở sản xuất hàng giả này lại hoạt động tinh vi hơn bằng cách chia nhỏ ra thành nơi lắp ráp, nơi sản xuất… và không còn làm theo số lượng lớn nên gần đây tại TP. Hồ Chí Minh đang xuất hiện lại hàng giả của Lacoste.

Cần sự liên kết chặt chẽ

Trước tình hình trên, một số DN cho rằng, những thách thức của cơ quan chức năng Việt Nam trong đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là khả năng tiếp nhận các tài liệu nước ngoài như tờ khai hải quan để làm chứng đủ để chống lại những đối tượng xuất nhập khẩu hàng hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn hạn chế. Đồng thời, các biện pháp xử phạt hành chính chưa đủ tính răn đe nên chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, các cơ quan chức năng liên quan đến lĩnh vực đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần được nâng cao năng lực cũng như hướng dẫn về việc chấp nhận chứng cứ dựa trên nền tảng cơ sở khung pháp lý chặt chẽ và các quy định nghiêm khắc, phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, lực lượng chức năng tăng cường hợp tác giữa chủ sở hữu nhãn hiệu để thực thi hiệu quả hơn nữa trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Phan Hoàn Kiếm - Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho hay, từ kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng QLTT nhận thức rõ tầm quan trọng của sự tăng cường hợp tác với các đơn vị liên quan để nâng cao hiệu quả công tác. Trong đó, việc DN, đối tượng chủ quyền cung cấp thông tin cần thiết cho lực lượng chức năng về các vụ việc, đối tượng vi phạm thì mới từng bước đẩy mạnh các giải pháp thực thi xử lý theo pháp luật.

Đồng quan điểm, đại diện một số sở ngành nhấn mạnh vai trò của DN, đối tượng chủ quyền trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng. Cụ thể, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của đơn vị sản xuất kinh doanh trong phối hợp và hợp tác với cơ quan chức năng. Đồng thời, các đơn vị sản xuất kinh doanh không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

Ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương - cho biết: Việt Nam luôn coi trọng vấn đề đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên cuộc chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn nếu như không có sự hợp tác một cách chủ động, tích cực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và sự tham gia của toàn xã hội.

Thống kê của QLTT TP. Hồ Chí Minh cho biết: Trong quý 1/2018, lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 135 vụ buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu… Trong đó, có 21 đơn của các doanh nghiệp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp yêu cầu, phối hợp kiểm tra xử lý. Qua quá trình kiểm tra, thanh tra, lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý tang vật chủ yếu là các mặt hàng giày dép, quần áo thời trang, mắt kính, đồng hồ, phụ tùng xe máy…
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/464b799260.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật

Dự báo thời tiết 17/4/2024: Nắng nóng 'đổ lửa' ở 4 tỉnh miền Bắc, Hà Nội 35 độ

Đề xuất bố trí hơn 55 nghìn tỷ đồng nâng cấp 5 tuyến cao tốc có nhu cầu cấp bách

Gần 250 cây ở Hà Nội bị đổ: Phố bê tông, rễ thiếu đất, cây khó chống giông lốc

Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển

Muốn lấy lại tiền bị lừa đảo trên mạng, cô gái suýt bị luật sư 'rởm' lừa tiếp

Đường cửa ngõ phía nam TP.HCM sắp hoàn thành sau 23 năm khởi công

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

友情链接