【tỷ lệ kèo nhà cái 88】Vì học sinh thân yêu

“Chưa mua được thì xin”

Cô Hồng nói vui như vậy nhưng là thật về hành động của mình vì học trò nghèo,tỷ lệ kèo nhà cái 88 bởi những năm qua, đa số học sinh Trường TH Lộc Hòa còn quá khó khăn. Trường có gần 500 em/24 lớp, nhưng có tới 3 điểm lẻ. Trong đó, điểm Suối Thôn cách điểm chính 6km; các điểm lẻ tại ấp 8b và ấp 7 (Hoa Lư) cách khoảng 3km.

Hằng ngày, nhìn học trò dân tộc S’tiêng chưa được sạch sẽ, ít em có quần áo mới, nên năm đầu tiên về nhận nhiệm vụ mới, cô Hồng liên hệ với Trường TH Lộc Tấn A để xin quần áo, sách giáo khoa cũ cho các em. Cô mạnh dạn liên hệ với những người bạn có điều kiện kinh tế đến thăm trường và có biện pháp giúp đỡ thiết thực. Tháng 9-2018, những người bạn của cô tại tỉnh Bình Dương đã lên tặng 60 phần quà là nhu yếu phẩm cho học sinh nghèo, mỗi phần trị giá 300 ngàn đồng và 250 áo trắng cho các em, trị giá 15 triệu đồng. Đoàn còn tặng 100 phần quà cho người nghèo ở xã Lộc Hòa, mỗi phần trị giá 300 ngàn đồng.

Cô Hoàng Thị Ánh Hồng, Phó hiệu trưởng Trường TH&THCS Lộc Hòa được đề nghị Tỉnh ủy tuyên dương là gương điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Nhiều năm trước, học sinh của trường không có kệ để dép, ngoài hành lang và trong lớp học thường xuyên bị vấy bẩn bởi bùn đất do các em mang dép vào. Khắc phục tình trạng này, cô Hồng tiếp tục xin và được tài trợ 24 kệ để dép, đặt ở 24 lớp học cho học sinh, trị giá 15 triệu đồng. Chứng kiến học trò phải thường xuyên chịu cảnh nóng nực vì cả lớp chỉ có một quạt điện treo tường, cô đã tham mưu Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động xã hội hóa mua thêm quạt cho các em. Đến nay, tất cả lớp khối tiểu học đã được phụ huynh đóng góp ủng hộ. Từ mỗi lớp chỉ có 1 quạt, nay đã tăng lên 5 quạt/lớp.

Năm học 2018-2019, cô Hồng tiếp tục xin được 100 áo trắng đồng phục gắn lô-gô của trường và 100 bộ quần áo thể dục tặng học sinh. Những em không thuộc diện hộ nghèo, trường đề nghị phụ huynh mua áo quần để đảm bảo học sinh toàn trường có đồng phục trong các tiết chào cờ đầu tuần hoặc những ngày lễ lớn. Tất cả hiện vật tài trợ cho học sinh, cô Hồng đều đề nghị nhà tài trợ trực tiếp mang tới để đảm bảo khách quan, ý nghĩa.

Gặp học sinh khó như bắt tội phạm

Chính vì kinh tế gia đình khó khăn nên những năm trước, tỷ lệ học sinh ở các điểm lẻ đi học chuyên cần chưa cao, nhiều em cúp tiết hoặc nghỉ học vài ngày rồi lại đi học. Khắc phục tình trạng này, cô Hồng đề nghị giáo viên chủ nhiệm các lớp quản lý chặt sĩ số lớp; lên danh sách những học sinh thường bỏ tiết để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình nhằm có biện pháp xử lý. Khi phát hiện học sinh không tới lớp, giáo viên chủ nhiệm phải liên lạc ngay với gia đình nhằm thông báo, đồng thời phối hợp xử lý. Nếu không liên lạc được bằng điện thoại thì sau mỗi buổi, giáo viên phải trực tiếp tới nhà học sinh tìm hiểu nguyên nhân.

Nếu học sinh nghỉ học vì thiếu sách, vở, đồ dùng học tập thì giáo viên lên danh sách vận động hỗ trợ ngay. Những em bỏ học vì lười, gia đình không quan tâm, giáo viên phải tìm gặp cả phụ huynh và học sinh phân tích, tuyên truyền để các em trở lại lớp học. Cô Hồng cho biết: “Học sinh càng lớn vận động đi học càng khó, bởi phụ huynh dân tộc S’tiêng nghĩ rằng, con đã có thể lao động, giúp việc cho gia đình được thì học nữa hay không là do con quyết định. Có học sinh không muốn đi học nữa, khi phát hiện cô giáo tới nhà vận động thì lẩn trốn. Tuy nhiên, quá trình vận động với tất cả tình cảm và trách nhiệm của mình, chúng tôi vừa phân tích, dỗ dành, tránh nói nặng; đồng thời lấy ví dụ về những tấm gương cán bộ người dân tộc S’tiêng thành đạt trong xã, huyện để làm gương, từ đó các em nghe và trở lại lớp”.

Năm học 2003-2004, cô Hồng đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh; năm học 2016-2017, đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh. Nhiều năm liền, cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Bằng biện pháp “mưa dầm thấm lâu”, năm học 2018-2019, cô Hồng trực tiếp cùng các thành viên trong trường vận động 2 em có nguy cơ bỏ học cao trở lại trường, đó là em Thị Neng (SN 2009), nhà ở ấp 8b, hiện là học sinh lớp 5A2và em Thị Úc (SN 2012) cùng ấp 8b, hiện học lớp 2. Trong 2 năm học 2017-2018 và 2018-2019, cô Hồng vận động được 12 xe đạp trị giá 30 triệu đồng tặng học sinh nghèo, giúp các em có phương tiện đến lớp. Tháng 8-2018, Trường TH Lộc Hòa sáp nhập với Trường THCS Lộc Hòa thành Trường TH&THCS Lộc Hòa. Năm học 2018-2019, trường có tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 91,5%; 100% học sinh hoàn thành chương trình TH; có 5 học sinh giỏi cấp huyện và đặc biệt không còn tình trạng học sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần ngày càng đạt cao.

Bằng tình yêu nghề, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với học sinh, cô Hồng đã có những đóng góp thiết thực, được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh yêu mến. Cô Hồng được Chi bộ Trường TH&THCS Lộc Hòa và Huyện ủy Lộc Ninh giới thiệu, đề nghị Tỉnh ủy tuyên dương, khen thưởng là gương điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh nhật Bác (19-5-1890 - 19-5-2020).

World Cup
上一篇:Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
下一篇:1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu