【xem tài xỉu bóng đá hôm nay】Hàng loạt dự án điện của PVN chậm tiến độ
时间:2025-01-12 19:05:35 出处:Thể thao阅读(143)
Dự ánNhiệt điện Long Phú III đang ngổn ngang,àngloạtdựánđiệncủaPVNchậmtiếnđộxem tài xỉu bóng đá hôm nay phải đề nghị chuyển chủ đầu tư. |
Dự án cũ chậm
Trong báo cáo của Bộ Công thương vừa gửi Ban chỉ đạo Điện lực Quốc gia có đánh giá, PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11.400 MW. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021-2025 có 5 dự án.
Tuy nhiên, đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và khó có thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch Phát triển điện VII điều chỉnh.
Theo đánh giá này, có 3 dự án đang xây dựng, nhưng đều chậm tiến độ từ 2-3 năm, còn 4 dự án khác đang thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, nhưng cũng đứng trước nguy cơ chậm tiến độ phát điện 2,5-3,5 năm so với yêu cầu của Quy hoạch Phát triển điện VII điều chỉnh. Thậm chí, Dự án Nhiệt điện Long Phú III đã phải đề nghị chuyển giao sang chủ đầu tư khác để triển khai.
Đơn cử, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, công suất 1.200 MW được khởi công vào tháng 3/2011, được đưa vào danh sách dự án cấp bách trong Quy hoạch Phát triển điện VII với dự kiến được hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào quý II/2014 và tổ máy số 2 vào cuối năm 2014.
Tuy nhiên, sau hơn 8 năm triển khai, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn chưa biết bao giờ mới phát điện dù có tiến độ hoàn thành tổ máy 1 vào tháng 6/2020 và tổ máy 2 vào tháng 10/2020.
Theo cập nhật tiến độ của PVN, đến nay, tiến độ tổng thể đạt 84,14%, trong đó thiết kế đạt 99,57%; ký các hợp đồng mua sắm đạt khoảng 95%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,79%; thi công đạt 81,98%; chạy thử đạt 3,51%.
Nguyên nhân chính khiến Thái Bình 2 có nguy cơ tiếp tục bị chậm tiến độ bởi tổng thầu EPC là Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) trong quá trình triển khai dự án có một số sai phạm đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét, xử lý. Cũng bởi tiến độ bị kéo dài, nên Dự án phải đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro phát sinh như máy móc thiết bị hết thời hạn bảo hành; không vay thêm được vốn.
Cũng chưa trông thấy đường ra là Dự án Nhiệt điện Long Phú I, công suất 1.200 MW, hiện do liên danh Power Machines và Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (Liên danh PM-PTSC) làm tổng thầu.
Được khởi công xây dựng từ đầu năm 2011 và dự kiến hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014, tổ máy 2 vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện tại dự án cũng chưa biết bao giờ mới hoạt động.
Ông Nguyễn Huy Vượng, Trưởng ban Điện PVN cho biết, dự án mới hoàn thành 77,56% so với kế hoạch, nguyên nhân chính xuất phát từ phía nhà thầuPower Machines (Nga) và việc Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh cấm vận trực tiếp đối với nhà thầu này từ ngày 28/1/2018.
Một năm sau khi bị cấm vận, ngày 28/1/2019, nhà thầu PM đã có văn bản chính thức thông báo về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng EPC dự án và đã dừng các hoạt động tại công trường kể từ ngày 15/3/2019, rút Giám đốc công trường về nước kể từ ngày 29/3/2019. Tuy nhiên, phương án giải quyết tiếp theo của Dự án Long Phú I ra sao thì chưa có lời giải.
Dự án mới cũng ì ạch
Không chỉ các dự án cũ chậm tiến độ, mà các dự án đang chuẩn bị đầu tư của PVN cũng nhìn thấy rõ việc chậm tiến độ.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, khí Đông Nam bộ cấp cho điện sẽ suy giảm từ sau năm 2020, tới năm 2023 - 2024 dự kiến thiếu hụt khoảng 2 - 3 tỷ m3/năm và lượng thiếu hụt này tăng rất nhanh tới trên 10 tỷ m3 năm 2030.
Khí Tây Nam bộ cung cấp cho cụm Nhiệt điện Cà Mau 1&2 cũng thiếu hụt từ năm 2019 với lượng thiếu hụt từ 0,5-1 tỷ m3. PVN đang đàm phán với phía Malaysia để mua thêm khí bổ sung vào nguồn thiếu hụt này.
Do thiếu khí, nên bắt buộc phải bù bằng LNG nhập khẩu và việc triển khai Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 do Tổng công ty Điện lực dầu khí (PVPower - nơi PVN đang nắm chi phối vốn) cũng được xem là giải pháp hợp lý, giúp bổ sung nguồn cung điện tại khu vực.
Tuy nhiên, thực tế này lại đòi hỏi có các cơ chế thích hợp (bao tiêu khí, bao tiêu điện) để đẩy sớm tiến độ của các nhà máy khí sử dụng LNG là Nhơn Trạch 3 & 4 vào hoạt động, bởi giá điện LNG không dưới 2.500 đồng/MW, cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện nay.
Hai dự án điện khác ở miền Trung ăn theo mỏ khí Cá Voi Xanh cũng được đánh giá là sẽ chậm tiến độ so với kế hoạch bởi hàng loạt thủ tục chuẩn bị đầu tư vẫn chưa xong.
Các dự án điện của PVN chậm tiến độ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình hình cấp điện ở khu vực miền Nam trở nên căng thẳng như hiện nay.
上一篇: Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
下一篇: Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
猜你喜欢
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Muốn chồng giảm tuổi để được ghép thận, vợ bị lừa 250 triệu đồng
- Bắt nhóm dùng bom xăng, hung khí chống lực lượng chức năng ở An Giang
- Bắt Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
- Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- Khởi tố 3 nam sinh lớp 12 ở Quảng Bình mang dao vào trường đâm bạn học
- Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ bị đề nghị mức án 28
- Phó Giám đốc tham ô hơn 2,1 tỷ đồng để đánh bạc online
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông