【nhìn vị đoán chẵn lẻ】Gojek: bún đậu giật giải chốt đơn nhiều nhất ở TP.HCM
Gojek Việt Nam cho biết có sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể ở loại hình dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng trong những tháng đầu năm 2022. Theúnđậugiậtgiảichốtđơnnhiềunhấtởnhìn vị đoán chẵn lẻo những công bố mới nhất của Gojek, lượng đơn hàng đặt qua GoFood tăng gấp đôi trong 3 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.
Món Việt chiếm ưu thế
Trong đa dạng các lựa chọn món ngon trên GoFood, người dùng Gojek vẫn ưa chuộng món thuần Việt hơn cả. Theo thống kê của hãng, các món cơm gà, gỏi cuốn, bún, phở… đang là ưu tiên hàng đầu cho các bữa ăn của người dùng. Các loại đồ uống mang hương vị Việt như cà phê sữa đá, rau má cũng vào top đồ uống được đặt nhiều nhất.
Thú vị hơn, món ăn đặc sản của miền Bắc là bún đậu mắm tôm lại đứng đầu danh sách món ăn được đặt hàng nhiều nhất tại TP.HCM. Trong khi đó, vị trí quán quân ở khu vực thủ đô lại thuộc về nem nướng Nha Trang.
Có thể thấy, sự phát triển của nền tảng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đã giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận món ngon của nhiều vùng miền. Thông tin minh bạch về giá cả cùng các đánh giá hiển thị trên nền tảng GoFood của Gojek cũng phần nào gỡ rối, giảm bớt sự đắn đo cho người dùng khi họ muốn thử các món lạ.
Người dùng nền tảng đặt món trực tuyến tăng bùng nổ sau dịch
Trong 2 năm vừa qua, dịch Covid-19 đã tác động đến thói quen tiêu dùng của người dân ở các thành phố lớn. Khi việc đi lại bị hạn chế, cộng với tâm lý e ngại liên quan đến vấn đề an toàn sức khỏe, nhiều người đã tìm đến dịch vụ đặt thức ăn giao trực tuyến. Thói quen này vẫn được duy trì trong giai đoạn bình thường mới.
Theo thông tin từ Gojek, so với cùng kỳ năm 2021, trong Quý I/2022, lượng người dùng đặt món trên nền tảng GoFood tăng gần gấp đôi, với tốc độ tăng trưởng ở Hà Nội lên tới 220%. Trong số đó, lượng người dùng mới tăng mạnh ở cả 2 thành phố, đạt hơn 160% ở Hà Nội và 80% tại TP.HCM. Cũng theo Gojek, hãng này ghi nhận lượng đơn hàng trên GoFood tăng hơn gấp đôi trong ba tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.
Kể từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vào quý II/2021, mỗi tháng Gojek đã hỗ trợ hàng nghìn nhà hàng mới gia nhập GoFood. Phần lớn các đối tác này tạo cửa hàng thành công trên GoFood qua hình thức đăng ký trực tuyến. Động thái này vừa giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, vừa giúp các đối tác nhà hàng nhanh chóng tham gia vào nền kinh tế số, cải thiện doanh thu, vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tăng cường đặt món điểm tâm, ăn cùng nhau nhiều hơn
So với 3 tháng đầu năm 2021, GoFood ghi nhận quý I/2022 có lượng đơn đặt hàng vào bữa sáng tăng cao nhất (2,5 lần), tiếp đến là bữa xế, bữa trưa và bữa tối - đều ở mức trên dưới tăng gấp đôi.
Về tỷ trọng các bữa ăn, bữa xế, bữa trưa và bữa tối là ba bữa ăn được đặt trực tuyến nhiều nhất, với mỗi bữa ăn chiếm trên dưới 1/4 tổng số lượng đơn hàng trong ngày. Số liệu từ GoFood còn thể hiện các combo đồ ăn thức uống được đặt nhiều hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, cho thấy người dùng có xu hướng ăn cùng nhau nhiều hơn.
Ăn ngon không ngại đường xa
Niềm đam mê ẩm thực có khả năng thúc đẩy khách hàng đưa ra những quyết định đầy táo bạo, bất chấp đường xa để được thưởng thức món ngon như ý. Đơn hàng giao nhận thức ăn xa nhất được ghi nhận trên GoFood có quãng đường dài 24 km (tại TP.HCM) và 23 km (tại Hà Nội).
Với những tiện ích và ưu đãi đến từ Gojek, một số đơn hàng có quãng đường vận chuyển xa nhưng người dùng ứng dụng chỉ cần trả mức phí rất “hời”. Theo thông tin từ GoFood, đơn hàng xa nhất có giá trị nhỏ nhất trong quý I/2022 là đơn bún bò trộn Nam Bộ, giá 42.000 đồng, đi 19km từ Hoàng Mai đến Gia Lâm (Hà Nội).
Gojek hiện đang kết nối hơn 200 nghìn đối tác tài xế xe 2 bánh và hàng chục nghìn nhà hàng với hàng triệu người dùng, với mục tiêu hỗ trợ các đối tác tăng cơ hội thu nhập, đồng thời mang đến hàng triệu món ăn theo yêu cầu cho khách hàng, đáp ứng tiêu chí an toàn và tiện lợi.
Bà Lê Nguyễn Ngọc Dung - Giám đốc Phát triển Đối tác GoFood của Gojek Việt Nam cho biết: “Việc hiểu rõ xu hướng tiêu dùng ẩm thực giữ vai trò vô cùng quan trọng, cho phép Gojek đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi của người dùng, đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời và phù hợp cho các thành viên trong hệ sinh thái. Ngoài nỗ lực đa dạng các lựa chọn món ăn trên nền tảng GoFood, chúng tôi không ngừng tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp kết nối hiệu quả các đối tác kinh doanh với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc đặt món ăn phục vụ nhu cầu hàng ngày”.
Tố Uyên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Khởi tố hai đối tượng lừa đảo
- ·Chứng khoán phái sinh: Thanh khoản giảm, các hợp đồng đóng cửa phân hóa
- ·Cục Hải quan Hà Nội thu NSNN tăng đột biến
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Sẽ không có thông tư hướng dẫn Luật Thuế XK, thuế NK
- ·Phú Lộc tổ chức Đại hội thi đua lực lượng vũ trang, giai đoạn 2019
- ·Đẩy mạnh chi trả chế độ bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Ngành Hải quan hình thành 30 phân hệ CNTT
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Chứng khoán phái sinh khẳng định vai trò kênh đầu tư hấp dẫn
- ·PSG thời hậu Messi: Đón 6 tân binh cùng HLV Luis Enrique
- ·Làm rõ một số nội dung trong các dự án luật
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Phản hồi tích cực về dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hải quan
- ·Chuyện về “nhà báo huyện”
- ·Bắt Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vì tội nhận hối lộ
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Thu hồi hơn 300 triệu đồng tài sản tham nhũng