发布时间:2025-01-10 16:53:38 来源:88Point 作者:Cúp C2
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốckhôngchấpnhậnphánquyếtcủnhận định bóng đá hôm.nayo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghôm nay, ngày 30/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cho biết Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) về việc tòa án này có đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới các tranh chấp ở Biển Đông. Tuyên bố trên được phía Trung Quốc đưa ra chỉ một ngày sau khi PCA ra phán quyết khẳng định Tòa có quyền xét xử vụ này, VOV đưa tin.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân khẳng định phán quyết trên của PCA "vô nghĩa" và không có tác động gì đối với Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc sẽ ‘không chấp nhận’ và ‘không tham gia’ tiến trình xét xử của tòa này.
“Chúng tôi sẽ không tham gia và không chấp nhận PCA. Phán quyết của Tòa sẽ không ảnh hưởng gì đến quan điểm của phía Trung Quốc và cũng không ảnh hưởng đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông. Các quyền trên của chúng tôi sẽ không thể bị xâm phạm” - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân lớn tiếng cho biết.
Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế bình luận, là một thành viên có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, quan điểm trên sẽ khiến vị thế về ngoại giao của Trung Quốc bị tổn hại rất nhiều nếu Tòa ra phán quyết Bắc Kinh vi phạm một trong các quy định của Liên Hợp Quốc.
Đáng nói, dù luôn tuyên bố ‘không chấp nhận’, ‘không tham gia’ vào việc Philippines kiện bản đồ ‘đường lưỡi bò’ phi pháp nhưng đã không ít lần, các hãng tin thế giới cáo buộc Trung Quốc vẫn âm thầm vận động hành lang cho vụ kiện Biển Đông. Thậm chí, tin tặc Trung Quốc từng bị nghi đứng sau những vụ tấn công mạng nhắm vào Tòa trọng tài thường trực tại Hà Lan, nơi phân xử đơn kiện của Philippines phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, theo thông tin trên báo Thanh Niên.
Cụ thể, PCA đã tiến hành phiên tranh tụng kéo dài một tuần từ ngày 7 – 13/7/2015, nhưng Bắc Kinh đã phớt lờ không tham gia, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) ngày 27/10. Tuy nhiên, đến ngày 9/7/2015, website của PCA bị đánh sập. Sau đó, trang tin Bloomberg (Mỹ) đưa tin vụ tấn công mạng nhắm vào PCA được tiến hành từ Trung Quốc và website của PCA bị nhiễm phần mềm mã độc (malware), nên bất kỳ ai quan tâm đến phiên phân xử khi vào website này đều có nguy cơ bị dính malware và bị trộm thông tin.
Những nhà báo, nhà ngoại giao, luật sư và các quan chức quan tâm hoặc có liên quan trực tiếp đến phiên phân xử khi vào website của PCA, vô tình khiến máy tính của họ bị nhiễm malware. Từ đó, thông qua malware, các tin tặc Trung Quốc có thể xem lén email, trộm thông tin và nguy hại nhất là sửa những email phản hồi của họ nếu tòa án có đưa ra phán quyết chống lại Trung Quốc.
Ngoài ra, nếu các nhà ngoại giao vào website của PCA, thì máy tính của họ bị nhiễm malware và tin tặc Trung Quốc bí mật xâm nhập email, tài liệu mật trong máy tính của họ để xem phản ứng và những động thái của nước họ liên quan đến Biển Đông.
Tờ The Diplomat bình luận, mặc dù Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối phiên phân xử, nhưng vụ tấn công mạng hồi tháng 7/2015 cho thấy Bắc Kinh luôn “dòm ngó” diễn tiến phiên tranh tụng. Theo đó, dù khẳng định không tham gia phiên phân xử, nhưng Trung Quốc vẫn ngầm vận động hành lang và liên lạc PCA thông qua đại sứ của nước này tại The Hague.
Trung Quốc từng ra yêu sách đường 9 đoạn bao trọn Biển Đông và tiến hành một loạt các hoạt động cải tạo phi pháp trên các bãi đá tại đây nhằm tạo sự đã rồi bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ. Ngày 27/10 vừa qua, Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến vào trong khu vực 12 hải lý quanh các bãi đá nói trên. Đây được coi là một thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ nhằm vào tuyên bố chủ quyền phi lý của phía Trung Quốc.
Tuyết Trinh(T/h)
Bản tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 30/10
相关文章
随便看看