【tỷ số paris germain】Bị bắt vì sản xuất giày quân đội giả còn bị lừa lừa chạy án

  发布时间:2025-01-11 09:07:05   作者:玩站小弟   我要评论
Ngày 13-5, lãnh đạo Phòng PC46 Công an Hà Nội cho biết, đơn vị vừa tỷ số paris germain。

Ngày 13-5,ịbắtvìsảnxuấtgiàyquânđộigiảcònbịlừalừachạyátỷ số paris germain lãnh đạo Phòng PC46 Công an Hà Nội cho biết, đơn vị vừa thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 2 đối tượng sản xuất giày da sĩ quan quân đội giả. Đáng chú ý, 1 trong 2 bị can này trước đó đã bỏ tiền ra “chạy án” gặp trúng phải những kẻ lừa đảo.

2 bị can bị bắt tạm giam về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” gồm Lưu Văn Mậu (SN 1988) và Cao Trường Sơn (SN 1984) ở xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Quá trình điều tra làm rõ, đầu tháng 9-2013, Mậu được một đối tượng thuê gia công sản xuất giày da sĩ quan quân đội mang nhãn mác “Tổng cục Hậu cần – Cục Quân nhu – Công ty CP 26 -2013” với giá 17.000 đồng/đôi. Đối tượng này ứng trước 20 triệu đồng và chuyển toàn bộ nguyên vật liệu để sản xuất giày da thành phẩm. Biết rõ việc đặt hàng này là sản xuất hàng giả nhưng vì hám lợi nên Mậu vẫn nhận lời.

Tuy nhiên, Mậu không trực tiếp sản xuất mà tiếp tục đi thuê Cao Trường Sơn (SN 1984), chủ một cơ sở gia công sản xuất giày da tại thôn Nội, xã Châu Can, Phú Xuyên sản xuất giày da giả theo mẫu đối tượng đặt hàng với giá 7.000 đồng/đôi. Mậu ở giữa hưởng chênh lệch 10.000 đồng/đôi. Sau khi được Mậu chuyển cho nguyên vật liệu, Cao Trường Sơn đã sản xuất và giao cho Mậu 1.000 đôi giày da sĩ quan giả thành phẩm.

Hai đối tượng Nghiệp và Long bị bắt vì tội "Lừa đảo chiểm đoạt tài sản"

Đến ngày 20-11-2013, trong lúc Sơn đang sản xuất số giày giả còn lại thì bị lực lượng Quản lý thị trường và An ninh kinh tế Công an Hà Nội kiểm tra.

Lực lượng chức năng đã tạm giữ tại chỗ 1.018 đôi giày da sĩ quan giả có nhãn mác “Tổng cục Hậu cần – Cục Quân nhu – Công ty CP 26 -2013” cùng nhiều nguyên liệu như lót giày, đế giày, các dụng cụ để sản xuất hàng giả.

Lãnh đạo Công ty CP 26, Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng khẳng định toàn bộ số tang vật trên là hàng giả sản phẩm giày da sĩ quan quân đội của Công ty CP 26 sản xuất. Nếu tính cả 1.000 đôi giày giả mà Sơn đã giao cho Mậu từ đợt trước thì tổng trị giá số hàng giả mà các đối tượng đã sản xuất và tiêu thụ là gần 1 tỷ đồng. Để phục vụ công tác điều tra, xử lý, vụ việc sản xuất hàng giả trên đã được chuyển tới Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV (PC46) Công an Hà Nội.

Trong quá trình Cơ quan CSĐT đang thụ lý hồ sơ vụ việc, lo sợ bị xử lý hình sự về hành vi sản xuất hàng giả, Lưu Văn Mậu đã tìm người để “chạy án”. Qua các mối quan hệ xã hội, Mậu được giới thiệu gặp Lê Văn Long (SN 1974) quê Khoái Châu, Hưng Yên; hiện trú tại Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Bản thân không nghề nghiệp nhưng Long “chém gió” rằng anh ta có quen biết rất nhiều người có thể lo lót được cho Mậu và “ra giá” là 30.000 USD (tương đương 600 triệu đồng) để anh ta chi phí việc “chạy án”. Mậu về chạy vạy, vay mượn, cầm cố cả sổ đỏ mới được 300 triệu đồng nên nhờ Long “hạ giá” và được Long đồng ý. Trong tháng 12-2013, Long đã 3 lần nhận của Mậu tổng số 300 triệu đồng và hứa sẽ “chạy” cho Mậu từ xử lý hình sự xuống mức xử lý hành chính.

Sau Tết Nguyên đán 2014, thấy tiền đã đưa cho Long mà vẫn bị cơ quan điều tra triệu tập, ghi lời khai, Mậu tìm gặp Long hỏi chuyện xem việc “chạy án” ra sao và có ý đòi lại tiền. Long trấn an Mậu cứ yên tâm, anh ta đã chuyển tiền nên mọi việc cơ bản đã xong, việc ghi lời khai chỉ là thủ tục. Long đề nghị Mậu chi thêm 20 triệu để làm phong bì “cho các sếp” và liên hoan cảm ơn. 

Cảm thấy có điều bất ổn, Lưu Văn Mậu đã làm đơn gửi PC46 Công an Hà Nội tố cáo và đề nghị làm rõ hành vi lừa đảo “chạy án” của Lê Văn Long. Căn cứ nội dung đơn tố cáo trên của Lưu Văn Mậu, 12h ngày 31-3, tại một quán ăn trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận Hoàng Mai, Hà Nội, tổ công tác Đội Chống hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ (Đội 8) PC46 Công an Hà Nội đã bắt quả tang Lê Văn Long đang có hành vi nhận 10 triệu đồng của Lưu Văn Mậu để “chạy án”. Tại cơ quan công an, Lê Văn Long khai nhận bản thân không có quen biết, không có khả năng giúp Mậu “chạy án” nhưng vẫn nhận tiền và hứa hẹn giúp đỡ. Số tiền 300 triệu đồng nhận của Mậu, Long đã chuyển cho Tôn Thất Thành Nghiệp (SN 1962), ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa. Nghiệp và Long cũng chỉ quen biết nhau thông qua các mối quan hệ xã hội.

Ngay sau đó, Cơ quan CSĐT đã thực hiện Lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Tôn Thất Thành Nghiệp. Bản thân Nghiệp cũng là kẻ không nghề nghiệp. Sau khi nhận tiền, Nghiệp đã ăn chia cùng Long và chi tiêu cá nhân hết. Thực tế cả Long và Nghiệp đều không quen biết ai và không thực hiện việc giúp đỡ Mậu như đã hứa. Cơ quan CSĐT cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tôn Thất Thành Nghiệp và Lê Văn Long về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” .

 

Thanh Sơn - San San

相关文章

最新评论