Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn,độngvốnnướcngoàiGiảiphápnàokhivốnODAngàycànggiảxem ty le ma cao sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) và đầu tư công trung hạn.
Khả năng huy động vốn vay nước ngoài
Để đẩy nhanh quá trình phát triển, đạt các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nhất là nguồn lực của xã hội, của tư nhân, trong đó chú trọng các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài (FDI, ODA và vốn vay ưu đãi, kiều hối,...) để phát triển.
Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự đồng tình và ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế. Song đi liền với đó, hợp tác phát triển với các nhà tài trợ sẽ tiếp tục có những thay đổi căn bản; kết thúc giai đoạn quá độ chuyển đổi từ quan hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác. Với những bước đi cụ thể khác nhau, các nhà tài trợ tiếp tục có những điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với các điều kiện kém ưu đãi hơn, tập trung mạnh vào thương mại, hợp tác đầu tư hoặc chấm dứt các chương trình hỗ trợ phát triển cho Việt Nam.
Cần nhìn nhận một thực tế là trong năm tới các khoản vay ODA sẽ giảm dần, vì Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Đối với các định chế tài chính quốc tế, vào tháng 7/2017, Ngân hàng thế giới (WB) dừng cung cấp vốn vay ODA với các điều kiện ưu đãi (IDA) và thay vào đó là vốn vay với các điều kiện kém ưu đãi hơn (IBRD). Năm 2019 này, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng sẽ dừng cung cấp vốn vay với các điều kiện ưu đãi (ADF) để chuyển sang vốn vay với các điều kiện kém ưu đãi (OCR)...
Song sự nghiệp đổi mới tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài nước khiến cho khả năng lựa chọn nguồn vốn đầu tư được rộng mở và đi liền với đó trách nhiệm sử dụng vốn tăng lên, làm cho hiệu quả đầu tư sẽ tăng lên mạnh mẽ.
Theo đánh giá của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) – Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2019 - 2021, nhu cầu huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ đa phương cho các dự án của bộ, ngành, địa phương khá lớn, khoảng 5,7 tỷ USD (trong đó, ADB khoảng 3,11 tỷ USD; WB khoảng 2,58 tỷ USD, còn lại là các quỹ tài chính IFAD, OFID khoảng 115 triệu USD...). Điểm đáng lưu ý là nguồn vốn vay ưu đãi của WB và ADB có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với nguồn vốn vay ODA về thời hạn vay, ân hạn và lãi suất vay.
Cũng theo Cục QLN&TCĐN, dự kiến khả năng huy động vốn từ các nhà tài trợ song phương, bao gồm từ: Nhật Bản khoảng 3,3 tỷ USD; Hàn Quốc khoảng 1,3 tỷ USD; các nhà tài trợ khác như Đức, Pháp, Hungary, Ba Lan, Bỉ... khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD.
Tính toán, cân nhắc toàn diện khi quyết định sử dụng vốn
Trước tình hình trên, với vai trò tham mưu, giúp Chính phủ trong quản lý nợ công, Bộ Tài chính cho rằng, trong thời gian tới, các cơ quan Việt Nam cần phải tính toán, cân nhắc toàn diện khi quyết định sử dụng nguồn vốn của các ngân hàng phát triển nhằm đạt được hiệu quả đầu tư và bảo đảm an toàn nợ công.
Bộ Tài chính đề xuất, Chính phủ cần đảm bảo trong hạn mức huy động nguồn vốn nước ngoài không quá 330 nghìn tỷ đồng như Quốc hội đã quyết định tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn các dự án cần nằm trong cân đối tổng thể đầu tư công trung hạn và nợ công trung hạn, phù hợp với khả năng vay lại của các địa phương, doanh nghiệp hay đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện nghiêm quy định của Luật NSNN, trong đó đặc biệt lưu ý chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên của NSNN.
Xuất phát từ bối cảnh Việt Nam chỉ được tiếp cận nguồn vốn kém ưu đãi, việc lựa chọn lĩnh vực sử dụng vốn vay cần được cân nhắc trên cơ sở điều kiện tài chính của nguồn vốn. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài tập trung cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ như dự án hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch, phát triển nông nghiệp thông minh; các dự án có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ năng.
Một trong những giải pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài đó là ưu tiên vay về cho vay lại đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn. Ngay từ đầu năm 2019, trong buổi làm việc với Phái đoàn khảo sát ODA của Thượng nghị viện Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phát biểu: “Trong giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như là đòn bẩy, thúc đẩy, thu hút đầu tư tư nhân; giảm dần tỷ trọng vốn vay nước ngoài trong tổng mức đầu tư của dự án. Đồng thời, ưu tiên vay về cho vay lại đối với những dự án có khả năng thu hồi vốn”.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, hiện Bộ Tài chính phối hợp với nhà tài trợ tìm phương hướng huy động thêm các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ cho các khoản vay ưu đãi sao cho điều kiện của khoản tài trợ hòa chung tương đương với vốn vay ODA trước đây, tạo điều kiện cho các dự án lĩnh vực xã hội, dự án không tạo nguồn thu có điều kiện tiếp cận vốn.
Đức Minh