当前位置:首页 > Cúp C2 > 【thang điểm ballard】Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

【thang điểm ballard】Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

2025-01-26 00:00:45 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point
Bộ Nội vụ nói gì về bất cập chính sách tiền lương?địnhchínhsáchtiềnlươngđãingộđốivớinhàgiáocógìmớthang điểm ballard Bộ Nội vụ nói gì về lương công chức lâu năm nhưng không phải là lãnh đạo? Đề xuất xây dựng mức lương đặc biệt cho công chức ngành giáo dục, y tế

Khẳng định và làm rõ hơn vai trò của nhà giáo

Sáng 25/9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo.

Thứ trưởng Bộ giáo dục Phạm Ngọc Thưởng
Thứ trưởng Bộ giáo dục Phạm Ngọc Thưởng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, mục đích xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.

Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.

Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều. Dự án Luật cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Nêu những điểm mới về chính sách nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo,Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho hay, so với quy định hiện hành tại các Luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới như sau: Đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật Nhà giáo là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài.

Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bình đẳng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn hóa và một số quyền, nghĩa vụ, chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm.

Định danh nhà giáo một cách khoa học, thể hiện tính chuyên nghiệp của nghề dạy học: “Nhà giáo là là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục” (Điều 3). Đồng thời, dự thảo Luật định danh cụ thể nhà giáo là giáo viên và nhà giáo là giảng viên dựa trên tiêu chí cấp học, trình độ đào tạo và phương thức phương thức giáo dục mà nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục.

Khẳng định và làm rõ hơn vai trò của nhà giáo nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng. Theo đó, nhà giáo có “vai trò quyết định” trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực; là nhân tố chủ đạo trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, thống nhất nguyên tắc và các chính sách quản lý, phát triển nhà giáo. Trong đó, một trong những nguyên tắc quản lý, phát triển nhà giáo là “tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của nhà giáo”.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, Điều 7 dự thảo Luật giao trách nhiệm cho Nhà nước trong việc ban hành các chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo như chính sách ưu tiên về tiền lương và đãi ngộ; bảo vệ an toàn cho nhà giáo về thể chất và tinh thần, về hoạt động nghề nghiệp và an sinh xã hội; bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc; chính sách thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và phát triển một số trường sư phạm trọng điểm…

Làm rõ đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo với tính chất là hoạt động đặc thù so với các ngành, nghề khác ở 4 khía cạnh: Đây là hoạt động có tính chuyên nghiệp, sáng tạo cao; sản phẩm của hoạt động này là phẩm chất, năng lực của người học; được thực hiện theo năm học hoặc khóa học; được cụ thể hóa theo từng cấp học và trình độ đào tạo.

Quy định đầy đủ về quyền của nhà giáo theo hướng tăng quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà giáo, quyền được áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục và bản quyền sở hữu trí tuệ đối với các nội dung sáng tạo, đổi mới trong giáo dục; quyền được làm việc trong môi trường an toàn, được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể; được đối xử bình đẳng trong hoạt động và thăng tiến nghề nghiệp…

Đi đôi với các quyền là nghĩa vụ của nhà giáo được quy định theo hướng tăng cường nghĩa vụ của nhà giáo trong bảo vệ, hỗ trợ người học, “bảo đảm liêm chính học thuật”…, nhất là nghĩa vụ giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, đạo đức nhà giáo - vấn đề then chốt, đóng vai trò quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Để cụ thể nội dung này, dự thảo Luật dành 1 điều (Điều 13) quy định về đạo đức nhà giáo (khái niệm, thẩm quyền ban hành bộ quy tắc ứng xử của nhà giáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia xây dựng, giám sát, tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của nhà giáo) làm căn cứ thực hiện đồng bộ trong toàn ngành. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo môi trường an toàn cho nhà giáo hoạt động nghề nghiệp, dự thảo Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chuẩn hóa chức danh, chuẩn nhà giáo thống nhất đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập giúp thống nhất quản lý đối với tất cả nhà giáo, đảm bảo chất lượng nhà giáo nói chung và tạo cơ hội học tập bình đẳng của người học ở tất cả vùng miền, loại hình cơ sở giáo dục.

Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo

Một trong những điểm mới tiếp theo về chính sách nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo đó là quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo các nguyên tắc đặc thù phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo nhằm lựa chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, chuẩn nhà giáo, chức danh nhà giáo, trong đó tuyển dụng nhà giáo bắt buộc phải thực hành sư phạm để đánh giá phẩm chất, năng lực theo chuẩn nhà giáo. Dự thảo Luật Nhà giáo cũng phân cấp cho các cơ sở giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo nhằm tăng tính chủ động của cơ sở giáo dục trong tuyển dụng nhà giáo, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về việc thừa/thiếu giáo viên.

Quy định về hợp đồng dạy học theo tính chất đặc thù của hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà giáo; quy định cụ thể, tường minh về chế độ làm việc, điều động, biệt phái, thuyên chuyển nhà giáo; nhà giáo dạy liên trường để bảo đảm quyền lợi cho nhà giáo.

Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW “tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ”.

Theo đó, dự thảo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp; thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn...

Dự thảo Luật quy định tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo quy định tại Luật này có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đồng thời, để đảm bảo nhà giáo vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi Nhà nước có hướng dẫn mới về chính sách tiền lương, dự thảo Luật quy định tại Điều khoản chuyển tiếp: “Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới”.

Về chế độ nghỉ hưu và kéo dài thời gian công tác đối với nhà giáo, dự thảo Luật quy định riêng giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ hưu trước 5 năm theo quy định về tuổi nghỉ hưu đảm bảo phù hợp với yêu cầu triển khai chương trình giáo dục mầm non và phù hợp với hiện trạng điều kiện lao động của giáo viên mầm non (hiện đã có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh điều kiện lao động của giáo viên mầm non nằm trong các chỉ số nghề “nặng nhọc”).

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đội ngũ tri thức theo tinh thần của Nghị quyết số 45, Điều 49 dự thảo Luật quy định việc kéo dài thời gian thời gian làm việc đối với nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư và có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục để tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cho phép cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục phổ thông) có thể ký hợp đồng lao động với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读