Cách làm của chị Hà cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh trong việc mang đến cho trẻ những sân chơi trong ngày hè,y hbd kq tbn la liga vừa để đỡ nhàm chán vừa rèn luyện thêm kỹ năng. Mỗi phụ huynh lại có những sáng tạo riêng tùy theo hoàn cảnh để đem đến con trẻ những ngày hè vui, khỏe.
Nông dân nhí
Trong những ngày toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg để phòng, chống dịch, trừ lúc đi chợ, chị Trần Thị Thu Hà cùng chồng và 2 con đều không ra khỏi nhà. Thấy các con buồn vì không có sân chơi hè, vợ chồng chị nghĩ phải tìm hoạt động bổ ích để các con vận động, rèn luyện mỗi ngày. Vì vậy, có mảnh vườn sau nhà nên cứ tầm 3-4 giờ chiều vợ chồng chị lại cùng các con ra vườn. “Ban đầu, các con không thật sự hứng thú với việc phải làm cỏ, trồng cây nhưng khi đã quen thì tỏ ra rất hào hứng với công việc. Hai con không chỉ cùng vợ chồng tôi làm sạch cỏ trong vườn mà còn cùng trồng, chăm sóc cây và cảm nhận niềm vui đợi ngày cây đơm hoa kết trái” - chị Hà hào hứng chia sẻ.
Hai anh em Lê Ngọc Tuấn, Lê Mỹ Tâm (phường Long Phước, thị xã Phước Long) tập làm nông dân
Sang nhượng được mảnh vườn tại xã Bình Tân, huyện Phú Riềng ngay thời điểm TP. Hồ Chí Minh bùng phát dịch Covid-19 đợt 4, vợ chồng anh Trần Ân Huy quyết định rời thành phố, đưa con về Bình Phước để cải tạo vườn. Do vốn quen với cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi đông người nên việc làm cỏ, trồng cây, nuôi gà hoàn toàn xa lạ với con trai Đức Phát. Vì thế, mỗi ngày ngoài giao nhiệm vụ chăm sóc đàn gà, nhổ cỏ vườn hoa quanh nhà, vợ chồng anh đều dành thời gian để cho con làm quen với công việc của một nhà nông, hướng con khám phá thiên nhiên.
“Khi biết cách nhận biết các cây trong vườn nhà, con tôi tỏ ra rất thích thú. Cháu đặc biệt thích việc được đi hái rau, quả trong vườn. Con nói khi nào trở về TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều kiến thức mới về thiên nhiên để khoe với bạn bè…” - anh Huy vui vẻ trước sự trưởng thành của con trai.
“Chấm điểm” những việc con làm
Bình thường hè mọi năm, gia đình chị Trần Thị Thu Thảo ở phường Long Phước, TX. Phước Long có kế hoạch cho con đi biển, du lịch, có năm lại cho con tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng, sinh hoạt câu lạc bộ ở nhà thiếu nhi. Nhưng năm nay do ảnh hưởng bởi dịch, chị phải tìm cách cho con chơi, vận động tại nhà. “Tôi giao cho hai con một số công việc phù hợp như xếp lại sách trên giá, tưới cây ngoài vườn, gấp quần áo, nhặt và rửa rau, nấu ăn phụ ba mẹ. Để khích lệ, các con được trả công lao động theo công việc rõ ràng. Số tiền đó sẽ sử dụng vào việc con thích sau khi được bố mẹ duyệt" - chị Thảo chia sẻ.
Những ngày vừa qua, chiều nào con cũng ra vườn phụ giúp bố mẹ. Khi thì con làm cỏ, tỉa nhánh cho những bụi chuối, thu hoạch rau, lúc thì trồng cây. Con rất thích những việc làm này, thấy bản thân khỏe, tinh thần sảng khoái hơn. Vì vậy những ngày giãn cách không hề buồn chán... |
Bé Lê Ngọc Tuấn, phường Long Phước, TX. Phước Long |
Chị Trương Thị Thúy Đào ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài có 2 con trai học THCS. Chị Đào cho biết: Trong những ngày nghỉ vừa qua, tôi cho các con tập làm quen với công việc nhà. Tôi quy định mỗi ngày sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, tập thể dục và ôn bài thì các con mới được giải trí bằng cách xem tivi hoặc xem phim trên máy tính. Ngoài ra, tôi còn khuyến khích các con bằng cách chấm điểm phần việc con làm. Điểm đó sẽ được tổng kết và tặng thưởng sau khi các con trở lại năm học, hết dịch Covid-19 như: đi ăn món ngon mình thích, chọn mua đồ chơi thích nhất, đi du lịch cả gia đình. Và kết quả chị nhận được sau 1 tháng thực hiện là “Hai cậu con trai nhà tôi đã đi vào nền nếp. Không những thế, các con còn tâm sự là dù phải ở nhà 24/24 giờ nhưng vẫn vui và luôn háo hức chờ đến ngày được nhận thưởng” .
Niềm vui khi vào bếp
Có những trẻ chưa bao giờ vào bếp phụ ba mẹ nấu ăn hoặc không thường xuyên nấu ăn thì những ngày nghỉ hè giãn cách, nhiều trẻ đã trở thành đầu bếp đặc biệt của cả nhà.
Chị Nguyễn Mai Thái Hằng ở phường Phước Bình, TX. Phước Long bật mí: Ban đầu con gái cũng không hào hứng với việc vào bếp cùng mẹ, cảm thấy việc nấu ăn thật khó. Thế nhưng, tranh thủ những ngày giãn cách vừa qua, tôi vừa “lôi kéo” con gái vào bếp vừa dạy con nấu ăn. Lúc đầu, tôi dạy làm các món bánh mà con thích ăn để con hào hứng với việc bếp núc, sau đó tôi hướng dẫn con cách nấu những món ăn cho cả gia đình. Sau mỗi món ăn, cả nhà đều không tiếc lời khen ngợi nên cứ thế con gái hào hứng với việc vào bếp hơn.
Còn chị Trịnh Thị Lệ, xã Long Hà, huyện Phú Riềng chia sẻ: Biết con trai thích nấu ăn nên tranh thủ những ngày nghỉ giãn cách, tôi đã mua rất nhiều nguyên liệu để sẵn. Mỗi ngày, tôi đều gợi ý một món ăn và bày tỏ nguyện vọng muốn được thưởng thức món ăn đó. Do nhiệm vụ nên những ngày này tôi vẫn phải đi làm. Mỗi khi về nhà, nhìn thấy món ăn do con trai bày biện sẵn trên bàn tôi hạnh phúc vô cùng. Con trai nói, mỗi khi làm một món ăn, nhìn thấy mẹ ăn ngon và vui vẻ là con cũng vui lây…
Trẻ em vốn không thích ở yên một chỗ nên những ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg chắc chắn làm cho các em thấy gò bó, cuồng chân tay. Tuy nhiên, những cách làm sáng tạo của phụ huynh đã giúp con trẻ rèn luyện sức khỏe, kỹ năng, khám phá thế giới xung quanh ngay trong khuôn viên nhà, giúp thời gian trôi qua ý nghĩa và tìm được nhiều niềm vui.