Lá cờ từ trận đánh đại tồn Chí Hòa được trưng bày tại Tây Ban Nha
Quân triều đình Huế do Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương và Tán lý Nguyễn Duy chỉ huy đã chống trả quyết liệt,ácờtạiBảotàngTâyBanNhavàcáichếtanhdũngcủaNguyễlịch thi đấu bóng đá fa gây thương vong không ít cho quân Pháp và Tây Ban Nha, song do thua kém đối phương về vũ khí hạng nặng mà quân ta đành phải thúc thủ và rút lui khỏi đại đồn. Để rồi sau đó, quân Pháp và Tây Ban Nha thừa thế đánh chiếm một vùng rộng lớn của miền Nam.
Trong trận đánh không cân sức này, Tán lý Nguyễn Duy trúng đạn pháo của giặc và hy sinh anh dũng. Trong bài văn tế Nguyễn Duy có câu:
“Hỡi ơi, đại đồn Chí Hòa thất thủ! Tán lý sa cơ, máu đỏ binh nhung! Biên Hòa nước mắt ròng ròng, thắp nén nhang thơm, lập đền thiêng thờ hồn tử sĩ”.
Nguyễn Duy (em ruột Nguyễn Tri Phương) tự Nhữ Hiền, hiệu Đường Xuyên, sinh ngày 21 tháng 12 năm Kỷ Tỵ (25/1/1813). Khoa Nhâm Dần (1842), đỗ tiến sĩ được bổ nhiệm vào Hàn Lâm viên biên tu, rồi Biên tu nội các. Từ 1845 - 1850, ông lần lượt nhậm chức Tri phủ ở nhiều nơi, như Tân An (Gia Định); Quảng Hóa, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Bình.
Năm 1852, Nguyễn Duy được cử đi sứ sang Trung Hoa, xong việc, vua Tự Đức ban thưởng một kim khánh hạng nhì và một bài thơ ngự chế. Năm 1856, ông được cử đi quân thứ ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Tại đây, Nguyễn Duy cùng với Đào Trí tổ chức bố phòng vùng bờ biển và thành Điện Hải (Đà Nẵng) rất chặt chẽ làm cho quân Pháp phải kiêng dè.
Tháng 3/1859, Nguyễn Duy tình nguyện vào mặt trận phía Nam, nhậm chức Định Biên Tán lý, sung Gia Định quân thứ. Ông đã đánh thắng quân Pháp nhiều trận ở chợ Lò (nay thuộc thành phố Biên Hòa), ở Phú Thọ (Gia Định). Trong trận quyết tử với quân Pháp ở đại đồn Chí Hòa vào hai ngày 24 và 25 tháng 2/1861, Nguyễn Tri Phương bị thương, Nguyễn Duy trúng đạn đại bác của quân địch, thi hài bị biến dạng nhưng nhờ vào dấu áo và chiếc đai lưng, quân sĩ mới nhận biết được và đưa thi hài của ông về chôn tạm ở cửa Đông, Biên Hòa.
Vua Tự Đức thương xót công thần hy sinh vì nước đã “ban gấm đoạn sô sa để tẩm liệm và 500 quan tiền để lo việc tống táng”, đồng thời ra lệnh cho tỉnh thần Gia Định hộ tống quan cửu Nguyễn Duy về an táng tại quê nhà thuộc xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông được truy tặng Binh bộ tả tham tri, được thờ vào án giữa đền Trung nghĩa.
Sau khi thi hài Nguyễn Duy đã được cải táng đưa về quê, người dân và đồng đội của ông vẫn vun lại nấm mồ xưa để tưởng người đã khuất. Nguyễn Thông (1827-1884), một nhà doanh điền, một chiến sĩ chống Pháp đã làm bài thơ khóc ông, trong đó có câu:
“Niên niên hư trủng thượng,
Di lão loại phương tôn”.
Tạm dịch: “Thường năm trên nấm mồ không/Nhớ thương già rót chén nồng tri ân".
Chứng tích trận đánh đại đồn Chí Hòa hiện vẫn còn lưu giữ tại một bảo tàng ở Tây Ban Nha. Đó là lá cờ của quân đội triều đình Nguyễn. Khi cộng tác với Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (Hoa Kỳ), GS.Ngô Thanh Nhàn và TS.Ngô Trung Việt đã chuyển cho tôi xem hình chụp và tư liệu về một lá cờ ở Bảo tàng Tây Ban Nha. Lá cờ có 5 chữ Hán: “中軍中保一” (Trung quân trung bảo nhất).
Từ nội dung các chữ Hán trên lá cờ, tôi xác định đây là một lá cờ trận của quân đội triều Nguyễn. Đây không phải là lá đại kỳ của vị tướng soái cầm đầu, không có thông số về kích thước, song chúng tôi dự đoán kích cỡ lá cờ khá lớn, vì đây là cờ của một đội quân ở trung tâm trận đánh (trung quân). Qua thông tin bằng email của người chụp ảnh lá cờ (Adrian Bruma) gửi cho Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (Nomfoundation), trong đó có ghi thời điểm xuất hiện lá cờ này (ở Tây Ban Nha) là ngày 16 tháng 12 năm 1861. Có thể xác định, đây chính là lá cờ họ thu được từ trận đánh đại đồn Chí Hòa.
Tư liệu đính kèm có mô tả sơ lược về các giai đoạn đội quân Tây Ban Nha tham gia đánh đại đồn Chí Hòa như sau: “...Vào 10/4/1960, viên chỉ huy Tây Ban Nha mới tới Sài gòn, đại tá D. Carlos Palanca, ông ta thấy mình chỉ có một chi đội quãng 200 người. Họ đã phải chống đỡ những trận tấn công nặng nề ở đó, như trận ở chùa Clochetons vào ngày 4/7/1860 (xưa gọi là chùa Kiểng Phước ở khu vực Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, nay không còn), trong khi chờ đợi tăng viện.
Tình hình này kéo dài cho tới tháng giêng 1861, khi thiếu tướng hải quân Pháp Charner có thể tiếp ứng họ với đội quân lớn hơn, điều chỉ ra hoàn toàn rõ ràng chi đội Tây Ban Nha số lượng ít ỏi thế nào. Palanca đã cố gắng dàn xếp điều này bằng việc tham gia đánh nhau cùng lính của mình ở vị trí tiên phong trong mọi trận đánh, như trong cuộc xung phong đánh đồn Kỳ Hoà (25/2/1861), khi binh nhì Antonio Hernandez chiếm được lá cờ ...”.
Sự nghiệp và công trạng của Tán lý Nguyễn Duy đối với đất nước rất lớn, được liệt thờ cùng anh là Nguyễn Tri Phương và cháu là Phò mã Nguyễn Lâm ở đền thờ Trung hiếu nơi quê nhà và đình Mỹ Khánh thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, con cháu trực hệ của Nguyễn Duy đã lập một nhà thờ nhỏ ở quê nhà để thờ ông và các thế hệ con cháu.
Xin mượn bốn câu cuối trong bài: “Khóc ông Tán lý …” đăng trong Thương Sơn thi tập của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, thay nén hương tưởng nhớ 160 năm ngày mất của Tán lý Nguyễn Duy:
“…Bẻ giáo múa bao phen vì nước,
Chiến công nay sắp tạc nét vàng,
Sự tình tỏ một vài chương,
Dài than mong chút thỏa hương hồn người”.
Nguyễn Thế