欢迎来到88Point

88Point

【quả cúp c2】Triển vọng từ nuôi cá bống mú trong vuông tôm

时间:2025-01-25 21:03:34 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Báo Cà MauThực hiện dự án tìm đối tượng nuôi mới từ nguồn hỗ trợ khoa học - công nghệ của huyện, Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn thực hiện mô hình nuôi cá bống mú (cá mú) Đài Loan tại 3 hộ thuộc 3 xã. Qua 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 500-600 g/con, mở ra nhiều triển vọng cho đối tượng nuôi này.

Thực hiện dự án tìm đối tượng nuôi mới từ nguồn hỗ trợ khoa học - công nghệ của huyện, Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn thực hiện mô hình nuôi cá bống mú (cá mú) Đài Loan tại 3 hộ thuộc 3 xã. Qua 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 500-600 g/con, mở ra nhiều triển vọng cho đối tượng nuôi này.

Được hỗ trợ 400 con cá mú giống Ðài Loan và qua thời gian nuôi 6 tháng, anh Trần Văn Hải, ấp Chống Mỹ B, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, nhận định: “Cá mau lớn, rất đồng đều, dễ nuôi như cá chẽm, cá mú tại địa phương mình. Chỉ cần cho ăn đầy đủ, quản lý phèn vào mùa mưa cho tốt, tránh hiện tượng cá bỏ ăn là được”.

Anh Trần Văn Hải kiểm tra cá nuôi trong vuông tôm của mình.

Theo dự án, mỗi hộ nuôi được hỗ trợ 400 con cá mú giống (giá khoảng 40.000 đồng/con), thức ăn người dân tự bỏ ra. Cá được thả trong vuông tôm có diện tích 300-500 m2. Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện, nguồn cá giống được mua từ công ty bán giống và thu mua cá thịt ở tỉnh Kiên Giang, nhập khẩu từ Ðài Loan. Do cá được sản xuất nhân tạo nên có kích cỡ đồng đều, không bị trầy xước như nguồn cá mú được đánh bắt tại địa phương thời gian qua. Nhờ đó cá được hộ dân thả nuôi không bị hao hụt, phát triển tốt.

Ông Trương Quốc Duẫn, Phó Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Bước đầu nuôi thí điểm mô hình này nhận thấy cá thích nghi được điều kiện của vùng đất vuông tôm và phát triển tốt hơn giống cá mú tại địa phương. Hầu như không có các loại bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. Việc quản lý môi trường ao nuôi cũng dễ thực hiện, chỉ cần bổ sung men tiêu hoá, trợ gan cho cá vào thức ăn và bón vôi, hạn chế lượng phèn tăng cao vào mùa mưa là được”.

Qua 6 tháng thực hiện tại 3 hộ nuôi, cá đều sinh trưởng tốt, đạt trọng lượng từ 500-600 g/con. Tuy nhiên, do cá được nuôi trong ao chưa được thiết kế đúng tiêu chuẩn độ sâu, hộ thì nuôi ở mức nước 0,7 m, hộ thì mức nước 1 m nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Nếu mô hình này được xây dựng nuôi trong ao tôm công nghiệp hay thiết kế ao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì cá sẽ phát triển tốt hơn.

Thức ăn cho cá có thể tận dụng nguồn cá phi từ vuông tôm hay cá phân từ các hộ dân đóng đáy trên sông, cửa biển. Anh Trần Văn Hải cho biết: “Thức ăn cho 400 con cá mú với trọng lượng từ 500-600 g chỉ trên dưới 3 kg cá tạp mỗi ngày. Nếu tính cả tháng thì tiền thức ăn cho cá chỉ trên dưới 1 triệu đồng. Ước tính chi phí cá tạp đến hết 12 tháng để cá đạt trọng lượng trên 1 kg khoảng 10 triệu đồng” .

Theo Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cá mú thương phẩm sẽ được công ty ở Kiên Giang thu mua, tiêu thụ vào các nhà hàng trong nước và xuất bán ra nước ngoài, với giá dao động từ 200.000-300.000 đồng/kg. Theo tính toán, sau 1 năm, những hộ dân thực hiện mô hình này sẽ thu được trên dưới 80 triệu đồng. Trừ chi phí cá giống 16 triệu đồng, thức ăn 10 triệu đồng, mỗi hộ lãi khoảng 50 triệu đồng.

Anh Nguyễn Trung Tính, ấp Trại Lưới, xã Ðất Mới, là 1 trong 3 hộ thực hiện mô hình trên, cho biết: “Chỉ với diện tích khoảng 500 m2 ao nuôi cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm thì đây là nguồn thu quá hấp dẫn. Nếu đầu ra cá ổn định và thông thoáng thì mô hình này sẽ tạo điều kiện cho những hộ ít đất có điều kiện phát triển kinh tế”./.

Bài và ảnh: Diệu Lữ

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: