Tại diễn đàn các diễn giả đến từ Hoa Kì,Đổimớisángtạođểthànhcôtỷ số leicester Thụy Sĩ, Nhật Bản, Israsel, Singapore, Thái Lan đã chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo của các quốc gia hàng đầu về công nghệ, kinh nghiệm xây dựng chiến lược và hoạt động đổi mới sáng tạo thành công của các DN quốc tế. Đồng thời, một số DN Việt Nam cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo và đề xuất những kiến nghị chính sách đối với cơ quan quản lí nhà nước.
Từ thực tế của Thụy Sỹ, ông Andrej Motyl, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam cho biết, làm việc chăm chỉ và đổi mới sáng tạo là cách duy nhất giúp Thụy Sĩ thoát nghèo vì đất nước này có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Theo ông Andrej Motyl, Việt Nam phải nỗ lực để có được những trường đại học gắn chặt với nhu cầu của nền kinh tế và phải khuyến khích hệ thống đào tạo dạy nghề. Bên cạnh đó cần có một môi trường thúc đẩy các DN vừa và nhỏ vì các DN này chính là xương sống cho sự đổi mới sáng tạo…
Học hỏi từ mô hình đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc và Singapore, ông Giáp Văn Dương, thành viên Ban chủ nhiệm đổi mới sáng tạo của BSA cho rằng, không thể “ép duyên” sự liên kết giữa trường, viện và DN. Theo ông Giáp Văn Dương, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng từ 80 USD/người/năm (vào năm 1996) lên trên 25.000 USD/người/năm (năm 2014) nhờ đóng góp to lớn của đổi mới sáng tạo trong công nghệ và quản trị. Tại Hàn Quốc, Viện nghiên cứu tổ chức nghiên cứu theo hợp đồng của DN và tự chủ tuyệt đối trong hoạt động. Tại đây, các DN tham gia vào nghệ cứu ngay từ khâu đầu tiên và các nhà khoa học chủ động đi tìm hợp đồng nghiên cứu do vậy liên kết trường, viện, DN được hình thành một cách tự nhiên.
Tương tự tại Singapore, các trường đại học là vườn ươm đổi mới sáng tạo, nơi các ý tưởng các thực hành văn hóa, khoa học, kĩ thuật gặp nhau. Đồng thời, tại đây các học viên được huấn luyện đổi mới sáng tạo mỗi năm 2 lần.
Do vậy, để nâng cao cao năng lực sáng tạo của DN Việt Nam, ông Giáp Văn Dương cho rằng, liên kết trường, viện, DN tại Việt Nam cũng nên nghiên cứu theo hợp đồng và các nhà khoa học nên chủ động tìm khách hàng. Đồng thời cần có cơ chế và cơ sở vật chất phục vụ cho cả nhà trường và DN và tăng cường truyền thông, huấn luyện về đổi mới sáng tạo.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong những năm qua mặc dù trong định hướng Việt Nam cũng rất chú trọng đến phát triển khoa học công nghệ. Rất nhiều nghị quyết, văn bản pháp quy đã được ban hành, rất nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, đào tạo, đất đai, thuế được đưa ra nhưng chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ công nghệ thế giới khi những ngành mang nhiều hàm lượng công nghệ nhất của Việt Nam hiện nay như điện tử, điện thoại, công nghệ thông tin... chủ yếu do các nhà đầu tư nước ngoài làm dưới dạng gia công, lắp ráp.
Theo bà Phạm Chi Lan, điểm khác biệt giữa Việt Nam và các nước phát triển khoa học công nghệ là Việt Nam đưa ra nhiều định hướng và chính sách chung nhưng lại thiếu hành động cụ thể trên thực tế. Do vậy, nếu thực sự muốn vượt lên "đổi đời" từ quốc gia làm gia công, lắp ráp là chính sang nước sáng tạo, tham gia ở vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, điều đầu tiên cần có là thể chế, chính sách, khuyến khích DN đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh việc hỗ trợ các DN làm tốt thì cần có cơ chế phạt các DN sử dụng công nghệ cũ gây tác hại tới môi trường, phạt cả những bộ máy chây ì, không kịp thời hỗ trợ DN áp dụng công nghệ mới hoặc cản trở những ý tưởng sáng tạo...