当前位置:首页 > Cúp C1

【soi kèo mu hôm nay】Đổ bể Dự án PPP xây dựng tuyến luồng Thọ Quang

Đầu tư cải tạo nạo vét tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang (giai đoạn 1) nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác của khu bến tổng hợp Thọ Quang

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng thực hiện Dự ánđầu tưxây dựng tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang,ĐổbểDựánPPPxâydựngtuyếnluồngThọsoi kèo mu hôm nay cảng biển Đà Nẵng theo hình thức PPP, loại hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT) và giao bộ này nghiên cứu phương án đầu tư từ nguồn NSNN.

Lý do được Bộ GTVT đưa ra là do việc sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải để thanh toán cho nhà đầu tư theo phương án tài chínhDự án là không đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Cụ thể, trong thời gian Bộ GTVT tổ chức triển khai lập, thẩm định, phê duyệt dự án và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 thay thế Thông tư số 119/2010/TT-BTC ngày 10/8/2010 về hướng dẫn quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2017.

Để có cơ sở tiếp tục triển khai dự án theo Thông tư số 14/2017/TT-BTC, Bộ GTVT tiếp tục có văn bản số 2290/BGTVT-ĐTCT ngày 07/3/2018 gửi Bộ Tài chính để thỏa thuận lại về nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư. Ngày 10/4/2018, Bộ Tài chính có văn bản số 4110/BTC-TCDN ngày 10/4/2018, theo đó: “... việc nạo vét để đầu tư, nâng cấp tuyến luồng hàng hải không thuộc danh mục các nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định” và “... việc Bộ GTVT đề nghị tiếp tục sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải nộp ngân sách nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng tuyến luồng hàng hải vào khu cảng Thọ Quang, Đà Nẵng theo quy định hiện hành và theo hợp đồng BLT; bố trí vốn này thanh toán trong nguồn sự nghiệp kinh tếhàng hải hàng năm, dự kiến trong 05 năm (từ 2018 đến năm 2023) là chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.”.

Theo quy định mới nêu trên, việc sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải để thanh toán cho nhà đầu tư phải tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công, có trong kế hoạch trung hạn từng kỳ được cấp thẩm quyền thông qua. Tuy nhiên, việc điều chỉnh bổ sung vốn này vào nguồn vốn dự phòng trung hạn 2016 ÷ 2020 là không khả thi; mặt khác, tại thời điểm này không đủ điều kiện để xây dựng, trình cấp thẩm quyền thông qua nguồn vốn trong kế hoạch ngân sách trung hạn 2021 ÷ 2025.

Dự án xây dựng tuyến luồng cảng Thọ Quang là công trình đầu tiên trong lĩnh vực hàng hải được triển khai theo hình thức PPP. Dự án đã tiến hành tuyển chọn nhà đầu tư với đơn vị trúng thầu là Tổng công ty 319 - Bộ Quốc phòng.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Dự án đầu tư cải tạo nạo vét tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang (giai đoạn 1) này theo hình thức đối tác công tư (PPP).Dự án sẽ nạo vét luồng đáp ứng cho tàu 10.000DWT từ đầu tuyến vào đến hết vũng quay cảng Sơn Trà; đoạn từ cảng Sơn Trà đến khu nước Nhà máy X50 đáp ứng cho các tàu quân sự đến 4.100T và 3.000 DWT, các tàu lớn hơn giảm tải, tàu đến 8.000 DWT không tải ra vào an toàn với tổng chiều dài tuyến nạo vét 2,83 km; đóng mới và lắp đặt 8 phao báo hiệu hàng hải; đuy tu đảm bảo chuẩn tắc kỹ thuật toàn bộ tuyến luồng trong thời gian khai thác.

Dự án có tổng mức đầu tư (gồm lãi vay) là 69,831 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp cảng góp vốn đầu tư khoảng 10,1 tỷ đồng để thực hiện nạo vét đoạn luồng trước khu nước trước cảng Sơn Trà (dự kiến khoảng 132.304m3); phần kinh phí còn lại khoảng 59,733 tỷ đồng là vốn của nhà đầu tư huy động gồm: 15% vốn chủ sở hữu là 8,96 tỷ đồng, 85% vốn vay thương mại là 50,773 tỷ đồng để thực hiện nạo vét khối lượng còn lại theo hình thức BLT.

Thời gian nhà đầu tư cung cấp dịch vụ trong khoảng 5 năm (2017-2021) với giá thuê dịch vụ hàng năm (dự kiến 20,089 tỷ đồng/năm), được cân đối từ nguồn phí bảo đảm hàng hải toàn quốc hàng năm để trả cho nhà đầu tư.

分享到: