Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia,ồChíMinhTănghiệuquảtựchủtàichínhđơnvịsựnghiệkết quả giải hạng 3 nhật bản nhà quản lý của Bộ Tài chính, các sở ban ngành, trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh tham dự. Thói quen bao cấp, chậm đổi mới
Phát biểu tại hội thảo “Cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, do Học viện Tài chính (HVTC) phối hợp với Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 10/6, tại TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc HVTC cho biết, cơ chế tài chính đối với các ĐVSNCL được thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính. Sau gần 10 năm thực hiện, ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16 thay thế Nghị định 43 theo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16 đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các ĐVSNCL; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.
Đối với TP. Hồ Chí Minh, do là “đầu tàu” kinh tế của cả nước, nên cần xây dựng cơ chế đặc thù về tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính trong ĐVSNCL để đi đầu trong nâng cao chất lượng dịch vụ công; đồng thời, mức thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 2 lần bình quân cả nước nên cũng là địa phương có khả năng xã hội hóa các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách trong phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, do có quy mô lớn nên TP. Hồ Chí Minh cũng gặp không ít thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, nhu cầu của người dân về số lượng và chất lượng dịch vụ công ngày càng cao, trong bối cảnh tái cơ cấu chi và ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho hoạt động của ĐVSNCL có xu hướng giảm.
Ông Nguyễn Trọng Cơ chia sẻ, thời gian qua HVTC đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính ĐVSNCL ở một số địa phương, trong đó năm 2018 - 2020, HVTC chủ trì thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu triển khai cơ chế tự chủ tài chính cho ĐVSNCL trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thực tiễn cho thấy, mặc dù TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực, nhưng việc thực hiện tự chủ tại
ĐVSNCL trên địa bàn vẫn còn những trở ngại đáng kể như: thói quen bao cấp, tư tưởng chậm đổi mới của cán bộ, viên chức chưa theo kịp các quy luật của cơ chế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị.
“Một số đơn vị thậm chí chưa có lộ trình phù hợp để sắp xếp lại tổ chức bộ máy, mở rộng hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhu cầu thị trường, nên khi thực hiện tự chủ tài chính thì nguồn thu không đủ để đảm bảo chi thường xuyên ở mức tối thiểu là chi lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, viên chức, người lao động. Phần lớn các đơn vị vẫn lúng túng trong thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của ĐVSNCL sang công ty cổ phần; mới chỉ bước đầu xây dựng lộ trình chuyển đổi thành công ty cổ phần” – ông Nguyễn Trọng Cơ nói.
Thúc đẩy tự chủ tài chính hiệu quả
Thảo luận tại hội thảo, hai lĩnh vực được các đại biểu quan tâm nhất là tự chủ tài chính (TCTC) về y tế và giáo dục. Đối với lĩnh vực y tế, Th.s Hoàng Hữu Sơn – giảng viên Học viện Tài chính cho biết, cơ chế tự chủ giúp tăng đáng kể nguồn thu dịch vụ, từ đó dẫn đến nguồn thu chung tăng và đơn vị hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, những bệnh viện đa khoa thường khó hiệu quả hơn vì tính đặc thù chuyên môn. Để giải quyết tình trạng này, ông Hoàng Hữu Sơn nêu giải pháp, bệnh viện cần phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường hoạt động điều trị ngoại trú, đồng thời nên giảm dần tỷ lệ thu viện phí trong cơ cấu nguồn thu và thay đổi cơ cấu nhân sự nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực để tiến tới TCTC.
Đối với lĩnh vực giáo dục, theo Th.s Phùng Thanh Loan – giảng viên Học viện Tài chính, những quy định liên quan đến các khoản thu của trường trung học phổ thông (THPT) đang trói buộc thực hiện TCTC. Chính vì vậy, để thực hiện TCTC tốt hơn, nên phân cấp quản lý về tài chính cho các trường; nâng mức TCTC đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục theo hướng phát triển các trường chất lượng cao, tiên tiến, trường chuyên. Bên cạnh đó cũng phải quản lý ngân sách cấp cho các trường trung học phổ thông dựa theo kết quả thực hiện.
Riêng về bậc đào tạo cao hơn là đại học, để nâng cao hiệu quả trong TCTC, TS. Nguyễn Đình Hưng - Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh, đã nêu một số giải pháp thực hiện như: hoàn thiện khung pháp lý về tự chủ đại học nói chung và TCTC nói riêng tại các cơ sở giáo dục công lập; thay đổi phương thức phân bổ kinh phí từ NSNN dựa trên tiêu chí đánh giá chất lượng, hay xây dựng kế hoạch kinh phí trung hạn (từ 3 đến 5 năm); hoàn thiện bộ máy và nâng cao chất lượng nhân lực; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; cần có bộ phận chuyên trách để đảm bảo việc kiểm soát của Nhà nước khi trao quyền tự chủ cho các sở, chuyên ngành... Đỗ Doãn – Hà Xuyên |