Ẩn số vốn ngoại | |
Vốn ngoại vào ngân hàng: Cuộc đua không dễ chơi | |
Vốn ngoại nhiều khả năng sẽ quay trở lại trong quý 4 tới |
Dự án tăng vốn của LG Display tại Hải Phòng có giá trị 410 triệu USD. Ảnh: ST. |
Xu hướng chung
TheốnngoạivàoViệtNamgiảmnhưngvẫnrấtlạtrận đấu pohang steelerso Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 29,11 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 10 tháng năm nay đạt 18,3 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2018. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, vốn đầu tư đăng ký cấp mới giảm so với cùng kỳ do quy mô dự án giảm, trong 10 tháng dự án đầu tư có quy mô lớn nhất là 420 triệu USD trong khi cùng kỳ năm 2018 có nhiều dự án FDI lên tới hàng tỷ USD.
Cũng nói về nguyên nhân của tình trạng giảm tốc của vốn đăng ký FDI, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Việt Nam hiện đã đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn trong việc lựa chọn dự án và nhà đầu tư FDI. Theo đó, các cơ quan quản lý đã xem xét chủ đầu tư kỹ càng hơn, đòi hỏi khả năng tài chính, kinh nghiệm cũng như các yếu tố liên quan như ưu đãi thuế, điều kiện tiếp cận thị trường, tác động đến môi trường, an ninh chính trị… Hơn nữa, đầu tư FDI giảm còn do xu hướng giảm tốc và sự trì trệ của các nền kinh tế thế giới. Vì thế, Việt Nam dù giảm nhưng vẫn được coi là “điểm sáng” trong thu hút FDI bởi nhiều nước trong cùng khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia chỉ thu hút được 1/4, thậm chí 1/10 tổng giá trị của Việt Nam.
Ngoài ra, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI còn phân tích, nếu nhìn sâu vào các số liệu thì nhiều dấu hiệu cho thấy việc giảm sút này không đáng quan ngại, thậm chí vẫn đang ở xu hướng tích cực. Cụ thể là dù giảm về giá trị nhưng về số lượng dự án FDI vẫn tăng. Số dự án FDI đăng ký mới và tăng vốn (không bao gồm góp vốn, mua cổ phần) trong 10 tháng đầu năm đã tăng 26% và 20% (cùng kỳ tăng 18,7% và giảm 4,7%). Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, lĩnh vực có vai trò “xương sống” cho tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục thu hút dòng vốn FDI tốt với 9,1 tỷ USD đăng ký mới và 4,7 tỷ USD tăng vốn trong 10 tháng, tăng lần lượt 33% và 1%. Giá trị đăng ký mới trung bình 1 dự án thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo là 8,7 triệu USD/dự án, cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 là 8 triệu USD. Vì thế, theo SSI, 10 tháng năm nay, FDI có phần thực chất hơn khi các dự án quy mô lớn đều thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo. Ví dụ như dự án tăng vốn của LG Display tại Hải phòng có giá trị 410 triệu USD, dự án đăng ký mới của Goertek (Hồng Kông - Trung Quốc) tại Bắc Ninh sản xuất thiết bị điện tử có giá trị 260 triệu USD.
Ngoài ra, dù FDI đăng ký mới và tăng vốn giảm nhưng trong 10 tháng, có tới hơn 7.500 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2018. Theo các chuyên gia, đây là xu thế rất tích cực để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện “thay máu”, mở rộng, có thêm xung lực trong điều hành quản trị, tạo động lực cho sự phát triển bền vững hơn.
Vẫn cần lưu tâm
Kết quả như trên là rất tích cực, khiến giới chuyên gia đều lạc quan vào sự đóng góp của khối FDI đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế trong năm 2019 cũng như những năm tiếp theo. Song hiện vẫn còn nhiều vấn đề liên quan tới FDI cần được các cơ quan quản lý lưu tâm để có biện pháp khắc phục cũng như đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của FDI.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), điều cần chú ý là trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, những thị trường như Mỹ, EU vẫn giữ mức bình thường như trước đây. Nếu như các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn là 300 tỷ USD thì đầu tư vào Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, đứng thứ 10 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam đang rất trông chờ vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) nhưng đầu tư của các nhà đầu tư EU vẫn khiêm tốn, chưa có tín hiệu tăng lên để đón đầu FTA này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của SSI còn đánh giá, dù lạc quan nhưng phải nhìn nhận thực tế không mấy khả quan về những điểm nghẽn hạ tầng và sự tăng giá của các yếu tố đầu vào. Giá thuê đất tăng, giá lao động tăng khi dòng vốn FDI đổ vào liên tục chắc chắn sẽ làm giảm độ hấp dẫn của Việt Nam, vốn đang dựa nhiều vào câu chuyện “nhân công giá rẻ”. Tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa trên đường bộ và tại các bến cảng cũng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. Đây là một nghịch lý khi mà giải ngân đầu tư công chậm chạp thì tình trạng tắc nghẽn giao thông lại diễn ra ngày một phổ biến. Điều này đòi hỏi sự thay đổi chính sách hiệu quả hơn để Việt Nam có thể hiện thực hóa các cơ hội từ FTA trong thu hút đầu tư.
Một vấn đề khác, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh đã nhấn mạnh đến những rủi ro khi các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang hình thức góp vốn, mua cổ phần. Theo vị chuyên gia này, các nhà đầu tư mua số lượng cổ phần lớn tại doanh nghiệp trong nước để có quyền tham gia vào ban quản lý và điều hành doanh nghiệp. Từ đó, sẽ xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng để khống chế doanh nghiệp, chuyển sang nhập khẩu linh phụ kiện từ quốc gia khác, “rửa” xuất xứ hàng hóa, gian lận, đội lốt, thay đổi mẫu mã… để tận dụng những ưu đãi và cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã và đang ký kết. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và chất lượng hàng hóa Việt Nam. Do đó, ông Thịnh khuyến nghị công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý chất lượng cũng như xuất xứ hàng hóa cần được đẩy mạnh hơn, giúp các hoạt động đầu tư đi theo đúng mục đích và mục tiêu đặt ra.