【ty xo bong da anh】Xử phạt hơn 80 tỷ đồng, quản lý vật tư nông nghiệp thực sự khởi sắc?
Xử phạt hơn 9.900 cơ sở
Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2017, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử lý vi phạm đã được chú trọng đầu tư tăng cường năng lực và đổi mới phương thức tổ chức. Nhờ vậy, công tác thanh, kiểm tra đã góp phần giải quyết dứt điểm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu lạm dụng hóa chất kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đưa tạp chất vào tôm, tiêm thuốc an thần cho gia súc trước khi giết mổ... Tính chung năm 2017, toàn ngành đã kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 59.323 cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN nông, lâm, thủy sản, phát hiện 10.756 cơ sở vi phạm, xử phạt 9.967 cơ sở với tổng số tiền xử phạt hơn 80,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ NN&PTTN cũng đã phối hợp với Bộ Công an tổ chức thanh, kiểm tra 293 cơ sở, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 3,9 tỷ đồng đối với 100 cơ sở bơm chích tạp chất, sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến “Triển khai kế hoạch hành động đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018” do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều 6/2 tại Hà Nội, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho hay: Ngoài vấn đề thanh, kiểm tra VTNN, năm qua, điểm tích cực là điều kiện đảm bảo ATTP và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực đã có sự chuyển biến đáng kể.
Bằng chứng là, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 97,33% so với 91% của năm 2016; không phát hiện mẫu vi phạm chất cấm Salbutamol trong 8.090 mẫu nước tiểu, 1.052 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ... Ngoài ra, hầu hết các tỉnh đã triển khai vận động, hỗ trợ sản xuất nông sản, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến nay đã có 1.406 cơ sở trồng trọt được chứng nhận VietGAP với diện tích khoảng hơn 18.200ha.
Đối với xuất khẩu, điểm đáng ghi nhận là Bộ NN&PTNT đã giải quyết khá linh hoạt, hiệu quả các rào cản kỹ thuật, duy trì xuất khẩu sang các thị trường truyền thống. Hiện nay, số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga tăng đáng kể, lần lượt là 513, 642, 646, 21 doanh nghiệp. Ngoài ra, đã có 62 doanh nghiệp tiếp tục được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ.
Ngoài ra, nông sản Việt cũng được mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường mới (xuất khẩu thịt gà sang Nhật; chanh leo sang Pháp; xoài, vú sữa sang Hoa Kỳ...), góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2017 lên 36,37 tỷ USD.
Tăng cơ chế hỗ trợ địa phương
Tuy đạt được những kết quả nổi bật, song ông Tiệp cũng cho hay, công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Điển hình, việc xử lý một số tồn tại như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông sản, thủy sản; giết mổ không đảm bảo vệ sinh, ATTP... còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để khuyến khích, động viên người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng và thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, phát triển các mô hình chuỗi chất lượng cao, đảm bảo ATTP...
Trong năm 2018, Bộ NN&PTNT xác định tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất tập trung, liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo chất lượng, ATTP cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị UBND các cấp đưa tiêu chí ATTP trở thành một tiêu chí chính trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương trong cả nhiệm kỳ và hàng năm để trên cơ sở đó tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP.
Đứng từ góc độ khác, đại diện lãnh đạo một số địa phương cho rằng, để công tác quản lý VTNN, đảm bảo ATTP đạt kết quả cao hơn, cần ban hành cơ chế hỗ trợ đủ mạnh cho cơ sở kinh doanh nông sản sạch theo chuỗi sản phẩm.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Đạt, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam bày tỏ: “Tỉnh Hà Nam đề nghị Bộ NN&PTNT có cơ chế để địa phương triển khai đào tạo đội ngũ thanh tra chuyên ngành, đáp ứng được yêu cầu công việc. Thời gian qua, vấn đề nổi cộm trong công tác thanh tra VTNN là kinh phí đầu tư trang thiết bị thanh, kiểm tra trong từng lĩnh vực ở địa phương còn khó khăn. Đây cũng là yếu tố quan trọng, đề nghị Bộ NN&PTNT cũng như các cấp có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho địa phương”.
-
Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên TếtThận trọng khi dùng túi sưởi trong những ngày rét đậm, rét hạiTrẻ dễ ngộ độc kim loại do uống thuốc camThực trạng lãng phí thực phẩm trên toàn cầu ở mức đáng báo độngPhổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng khôngTác hại của thuốc bắc không rõ nguồn gốcNhững hóa chất độc hại tiềm ẩn khi làm nailBảo dưỡng và thay mới má phanh xe máy cần đặc biệt lưu ý vì dễ gây mất an toànTổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia LaiNhững loại kẹo mang chất cấm, nhiễm khuẩn nguy hiểm
下一篇:Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Cảnh báo nguy cơ mất an toàn từ nầm lợn không rõ nguồn gốc
- ·Chất khử trùng và khăn ướt chứa cồn giá rẻ không có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm Covid
- ·Viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn vi phạm quy định về quảng cáo
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Tập đoàn Lộc Trời: Hỗ trợ chi phí khám bệnh cho khách hàng vì …sự trung thành
- ·Hàng loạt thực phẩm chức năng chứa chất gây độc hại cho sức khỏe
- ·Những dòng xe ô tô gặp lỗi hệ thống đèn gây mất an toàn khi lưu thông
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Rước bệnh vào người khi ăn thịt tích trữ lâu ngày trong ngăn đá tủ lạnh
- ·Hương liệu thuốc lá điện tử lỏng gây tổn thương phổi
- ·Phê duyệt thuốc trị HIV tiêm mỗi tháng một lần
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Nỗi lo thực phẩm đóng hộp thủ công
- ·Những sản phẩm kem dưỡng trắng da không đảm bảo chất lượng nên tránh
- ·Thực phẩm không an toàn đối với trẻ nhỏ ngày Tết
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Vụ bắt 100 xe tải hàng Trung Quốc ở Lào Cai: Có nhiều hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ
- ·Hậu quả khi sử dụng giày dép chỉnh hình chân bẹt kém chất lượng và tác hại khôn lường
- ·Thận trọng nguy cơ sức khỏe đến từ bột ngọt 'cái muỗng'
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Xét nghiệm Covid
- ·Nhập lậu hàng hóa: Phát hiện 3.500 mỹ phẩm vô chủ tại điểm tập kết
- ·Cảnh báo người dân không truy cập vào trang web giả mạo của Công an TP Hà Nội
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Triệt phá mạng lưới tấn công mạng nguy hiểm nhất thế giới
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Nhiều ngân hàng đồng loạt cảnh báo việc lừa đảo qua tin nhắn
- ·Tính năng chống nước của iPhone 12 có thực sự như quảng cáo?
- ·Đảm bảo an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Máy giặt cửa trên và hàng loạt nhược điểm nên cân nhắc khi mua
- ·TP HCM: Bắt quả tang cơ sở ngâm, tẩy rửa ốc bằng hóa chất công nghiệp
- ·Những loại nước muối sinh lý đã từng bị thu hồi
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Nguy hiểm từ sang chiết gas lậu