Những nút thắt tháo gỡ “tâm lý” người mua nhà trong năm 2023
Nhu cầu mua nhà của người dân dần tăng sau nửa năm sóng gió của thị trường bất động sản nhờ những nút thắt đang được Chính phủ và các doanh nghiệp cùng tháo gỡ
Người mua nhà đã bớt tâm lý “u ám”
Cuối năm 2022,ữngnútthắttháogỡtâmlýngườimuanhàtrongnăxem tỷ số 7m thế giới bước ra khỏi đại dịch COVID-19với khó khăn chồng chất khó khăn. Điều đó làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của xã hội và bất động sản cũng không thoát ra khỏi sự ảnh hưởng đó. Tuy nhiên, sự trầm lắng của thị trường từ giữa cho đến cuối năm 2022 đã dần được cứu vãn bởi các thông tin chính sách được thực thi vào 2023. Đây cũng chính là sự cứu cánh cho thị trường trong thời gian sắp tới, đồng thời xốc lại tâm lý của các nhà đầu tư.
Theo đó, nền kinh tế của Việt Nam vẫn được đánh giá sẽ phát triển tốt trong năm 2023, mức tăng trưởng từ 6,5 - 7%, trong khi lạm phát, lãi suất và tỷ giá được duy trì ổn định. Những yếu tố này giúp Việt Nam trở thành một điểm sáng trong khu vực, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài, dần bước vào thời kì “hưng phấn” giống thời điểm đầu năm 2022.
Ngoài ra mới đây, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 140 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021. Thông qua đầu tư công, dòng vốn sẽ được phân bổ vào nền kinh tế, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển tạo tiền đề cho bất động sảnphục hồi.
Bên cạnh đó theo giới chuyên gia, điểm sáng của thị trường năm 2023 chỉ có thể đặt kỳ vọng vào việc tháo gỡ những vướng mắc pháp lý và khơi thông nguồn vốn để các dự án được đẩy nhanh tiến độ, đưa nguồn cung mới ra thị trường. Điều này được thể hiện ngay bằng các hành động thực tế của Chính phủ trong quý đầu năm với các động thái tháo gỡ mạnh mẽ. Đồng thời, room tín dụng được mở trở lại để các ngân hàng có thể tiếp tục cho vay. Các doanh nghiệp cũng sẽ dần làm quen, thích nghi với những quy định mới về phát hành trái phiếu. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ có thêm các nguồn cung tiền tệ, tạo đà phát triển trở lại.
Cuối cùng, thị trường bắt đầu có động lực mới do ba bộ luật là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản chính thức sửa đổi để tránh sự chồng chéo, vướng mắc trước đó. Khi những ách tắc pháp lý dần được tháo gỡ, tính minh bạch của thị trường tăng lên sẽ góp phần là “bệ đỡ” niềm tin cho thị trường bất động sản.
Tiền sẽ đổ về dự án có “giá trị thật”
Theo các chuyên gia, trong năm 2023 giá trị cốt lõi của các dự án sẽ được người mua nhà đặt lên hàng đầu. Sẽ không còn tình trạng chạy theo tin đồn hay những quảng cáo hào nhoáng. Phân tích yếu tố này, Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng việc hướng về các giá trị thật như đúng đối tượng khách hàng, phù hợp khả năng mua nhà, đáp ứng được công năng tiện ích, pháp lý rõ ràng… sẽ là động lực thúc đẩy thị trường hồi phục nhanh hơn.
Các yếu tố nói trên cũng được bộc lộ rõ nét tại thị trường bất động sản nhà ở TP. HCM. Sau một thời gian trầm lắng, thị trường đã có dấu hiệu hấp thụ nguồn cung mới. Đặc biệt là các dự án hoàn thiện về các mặt pháp lý, tiến độ xây dựng và đặc biệt là các chính sách chiết khấu.
Qua ghi nhận của phóng viên, một số dự án bất động sản vẫn có nhiều giao dịch như dòng căn hộ giá hợp lý Akari City(Bình Tân) và Flora Panorama- cụm căn hộ biệt lập Flora+ thuộc khu đô thị tích hợp Mizuki Park (Bình Chánh). Chủ đầu tư Nam Long Group đang đẩy nhanh tiến độ các hạng mục cuối cùng của 3 block Flora Mizuki MP6-7-8 (Mizuki Park) để chuẩn bị bàn giao theo cam kết. Việc đẩy tiến độ đúng cam kết giúp chủ đầu tư này "ghi điểm" với người mua trong bối cảnh thị trường gặp khó.
Còn tại khu vực Bình Dương, Phú Đông Group cũng đang tăng tốc tiến độ với dự án Sky Garden. Giao dịch thứ cấp căn hộ tại dự án này ghi nhận khá ổn dù thị trường vẫn chưa đi qua giai đoạn trầm lắng.
Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Savills Việt Nam cho hay, trong thời gian qua, các chủ đầu tư đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong quá trình huy động vốn cũng như thủ tục hoàn thiện pháp lý phức tạp. Về tâm lý khách hàng, lạm phát và lãi suất vay có xu hướng tăng cao cũng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà vào thời điểm này. Tuy nhiên, những dự án đáp ứng nhu cầu ở thực, của các chủ đầu tư uy tín vẫn nhận được sự quan tâm nhất định của người mua.
Theo báo cáo Savills chỉ ra trước đó, trong năm 2022, tổng giao dịch đạt 14.600 căn với tỷ lệ hấp thụ đạt 69% và là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Giá bán căn hộ trung bình cao với mức 107 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 43% theo năm. Riêng trong quý cuối năm, nguồn cung sơ cấp lên đến 125 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 71% theo năm. Căn hộ có giá trị từ 2 - 5 tỷ đồng chiếm đến 68% lượng giao dịch và không có căn hộ dưới 2 tỷ đồng.
Ở góc độ khách hàng, người mua bị ảnh hưởng bởi giá bán sơ cấp cao với khoảng 55% nguồn cung có giá từ 5 - 10 tỷ đồng/căn. Với những dự án ở mức tầm trung, lượng khách cần hỗ trợ từ ngân hàng từ 50 - 80% giá trị căn hộ. Điều đó cho thấy một số khách hàng gặp khó khăn khi không có đòn bẩy tài chính. Có thể thấy, thị trường bất động sản đang hướng về những sản phẩm đảm bảo pháp lý.
Các chuyên gia của Savills Việt Nam cũng nhận định, mặc dù trong bối cảnh nguồn vốn hạn chế và nguồn cung mới có giá bán cao, hiện tại thị trường BĐS vẫn ghi nhận những giao dịch. 80% lượng giao dịch thành công đến từ những dự án có pháp lý vững chắc và tiến độ xây dựng đảm bảo như cam kết. Điều đó cho thấy nhóm khách hàng có sẵn tiền sẽ nhìn vào tiến độ xây dựng và tính pháp lý của dự án và xem đây là yếu tố quyết định để mua bất động sản. Đó là điều mà trong năm nay chủ đầu tư nên nhìn nhận và chú trọng.