当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【lịch epk】FDI vào ngành gỗ tăng nhanh: Nơm nớp lo đầu tư “núp bóng”

Thu hút FDI đã thực chất hơn
Tăng động lực cho nền kinh tế,àongànhgỗtăngnhanhNơmnớplođầutưnúpbólịch epk tránh FDI vào để “giữ chỗ”
Doanh nghiệp nội tăng trưởng xuất khẩu lấn lướt khối FDI
FDI đạt 26,16 tỷ USD sau 9 tháng
FDI vào ngành gỗ tăng nhanh:  Nơm nớp lo đầu tư “núp bóng”
DN chế biến gỗ nội địa đang đối mặt với sự cạnh tranh mặt bằng và nhân công từ DN FDI . Ảnh: Nguyễn Thanh.

Số lượng nhiều nhưng vốn đầu tư nhỏ

Nhóm nghiên cứu của các hiệp hội và Tổ chức Forest Trends vừa công bố báo cáo “Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết tháng 9 năm 2019”. Báo cáo này cho thấy: FDI vào ngành gỗ tăng rất nhanh, đặc biệt kể từ năm 2018 trở lại đây. Trong số các quốc gia đầu tư, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia có số lượng dự án và quy mô lớn. 9 tháng đầu năm nay, ngành gỗ nhận được 67 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư của các dự án đạt trên 581 triệu USD (số dự án bằng năm 2018 và bằng 216% số vốn) với quy mô vốn trung bình khoảng 3-5 triệu USD/dự án. Đáng chú ý, số dự án quy mô vốn từ 1-3 triệu USD/dự án chiếm số lượng lớn nhất (38,8%); tiếp đến là số lượng dự án có quy mô rất nhỏ (dưới 1 triệu USD/dự án), chiếm 22,4% tổng số dự án…

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Tổ chức Forest Trend cho hay: Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm nay, số dự án FDI từ Trung Quốc đầu tư mới vào Việt Nam là 40 (chiếm gần 60% trong tổng số dự án đầu tư); kế tiếp trong danh sách là Hồng Kông (Trung Quốc) và Hàn Quốc. “Mặc dù Trung Quốc có số lượng dự án FDI đông đảo, song tổng vốn đầu tư của các dự án từ quốc gia này chỉ chiếm 23,5% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký. Trong khi đó, các dự án từ Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) có số lượng nhỏ nhưng vốn đầu tư trên mỗi dự án lớn”, ông Tô Xuân Phúc phân tích.

Cạnh tranh gay gắt

Thời gian qua, để mở rộng sản xuất, một số DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam đã quyết định tăng vốn đầu tư. 9 tháng đầu năm nay, Hồng Kông (Trung Quốc) là vùng lãnh thổ có số lượt tăng vốn nhiều nhất trong các quốc gia đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam, với 10 lượt tăng vốn, tăng gấp trên 3 lần so với số lượt tăng vốn từ các DN của lãnh thổ này năm 2018. Cùng thời gian, Trung Quốc là quốc gia có các dự án xin tăng vốn đứng thứ hai sau Hồng Kông, với 8 lượt tăng vốn, gần tương đương số lượt của cả năm 2018 (10 lượt).

Nguồn vốn từ Trung Quốc dồn dập đổ vào ngành gỗ của Việt Nam thực tế đã có những tác động nhất định, gây khó khăn cho DN gỗ nội địa, điển hình là tại Bình Dương. Ông Nguyễn Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho hay: Bình Dương là “thủ phủ” XK đồ gỗ, chiếm tỷ trọng trên dưới 50% XK gỗ cả nước. DN gỗ lớn khá nhiều, trong đó có cả DN FDI và DN gỗ Việt Nam. Thông thường, hàng năm DN gỗ của tỉnh tăng trưởng khoảng 12-15%. Năm nay, DN cố gắng đẩy mạnh XK, mở rộng nhà xưởng, mức tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 18-20%.

Tuy nhiên, hiện tại Bình Dương, nhiều DN nước ngoài, nhất là DN Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đã dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam, gây ra cạnh tranh với DN nội địa. Hiện, chi phí mặt bằng đã tăng từ 1,5-2 USD/m2 lên mức 3 USD/m2. Giá đất cũng tăng khoảng 2,5-3 lần, khiến cho DN nội địa rất khó mở rộng địa bàn sản xuất.

“Do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ngành gỗ có rất nhiều đơn hàng. DN muốn có đơn hàng 100 triệu USD trong năm nay cũng có ngay nhưng hiện năng lực DN chưa đáp ứng được. Hiện nay, hầu hết DN muốn phát triển mở rộng không còn quỹ đất. Có trường hợp khu công nghiệp mới mở ra diện tích tới 5 triệu ha nhưng DN Đài Loan (Trung Quốc) vào và thuê hết. DN nội không còn đất”, ông Liêm nhấn mạnh. Ngoài vấn đề về mặt bằng, theo vị Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, DN gỗ nội địa còn phải đối mặt cạnh tranh về nguồn nhân lực. Có những công ty hiện nay không tuyển nổi công nhân. DN FDI vào thường trả lương cao để hút nhân lực, tuy nhiên sau khi ổn định họ hạ mức lương xuống.

Ông Tô Xuân Phúc lo lắng kiến nghị các cơ quan chính quyền cấp tỉnh cần phối hợp với các hiệp hội và cộng đồng DN tại địa phương để bàn bạc nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để kịp thời giải quyết các vấn đề căng thẳng trong cạnh tranh về nguyên liệu đầu vào và lao động giữa hai khối.

Cần cơ chế giảm rủi ro từ đầu tư FDI

Nhóm tác giả của báo cáo nêu trên nhận định: Ngành gỗ đang chứng kiến sự mở rộng đầu tư FDI trên cả 3 loại hình: Các dự án đầu tư mới, dự án tăng vốn mở rộng sản xuất và góp vốn thông qua hình thức mua cổ phần.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu sự mở rộng khối FDI trong Ngành có tạo ra những rủi ro mới nào cho ngành và nếu có thì cơ chế kiểm soát các rủi ro này ra sao?

Theo ông Tô Xuân Phúc, đến nay đã có tín hiệu cho thấy đầu tư FDI đang bộc lộ một số vấn đề. Nghị Quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị nhận định: “Các hiện tượng chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng...”. Và Chính phủ đã có Quyết định số 824/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" cũng đã đưa ra các cảnh báo về “các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa.”

Theo ông Nguyễn Liêm, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có bộ lọc về nguồn vốn, quy mô đầu tư của các dự án FDI. Ngành chế biến gỗ chấp nhận cạnh tranh nhưng phải có sự thu hút FDI chọn lọc với công nghệ tương đối mới.

Một số chuyên gia đánh giá, ngành gỗ cần phải có những cơ chế chính sách hữu hiệu để giảm các rủi ro trong đầu tư FDI. Chính phủ thực hiện kiểm soát rủi ro trong FDI có thể bắt đầu bằng việc rà soát cả ba loại hình; ưu tiên rà soát cần tập trung vào các dự án đầu tư mới, có quy mô nhỏ, đặc biệt là 15 dự án đầu tư mới năm 2019, bao gồm nhiều DN Trung Quốc, với vốn đăng ký dưới 1 triệu USD /1 dự án. Việc rà soát cũng có thể mở rộng với các DN có quy mô vốn tương tự, đăng ký đầu tư năm 2018.

“Chính phủ sau đó có thể mở rộng việc rà soát với các DN có vốn đầu tư khoảng 1-3 triệu USD/dự án, và một số dự án tăng vốn, mua cổ phần, tập trung vào các dự án sản xuất ván. Việc rà soát cần nhìn nhận vào các khía cạnh đầu vào của nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, công suất tiêu thụ nhiên liệu và tiêu thụ điện năng, sử dụng lao động”, ông Tô Xuân Phúc đề xuất.

Ở bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu cho rằng, Chính phủ cần thu thập thông tin về tình trạng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”. Các hiệp hội gỗ địa phương là một trong những kênh thông tin quan trọng và hữu hiệu để thu thập thông tin về các hình thức đầu tư này nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý. Thông qua các thành viên của mình, các hiệp hội nắm bắt được thực trạng các DN ngoại hiện đang có các hoạt động thuê thiết bị, nhà xưởng, nhân công từ các DN nội để sản xuất sản phẩm gỗ XK. Chính phủ cần tạo kênh kết nối trực tiếp với đại diện các hiệp hội, nhằm cập nhật thông tin về thực trạng đầu tư, từ đó đưa ra các cơ chế, chính sách can thiệp kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro…

Trong 9 tháng đầu năm nay, các tỉnh miền Đông Nam Bộ nhận được 49 dự án, chiếm trên 73% tổng dự án FDI mới đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam. Quy mô vốn của 49 dự án này tương đương với gần 54% trong tổng vốn đầu tư mới vào ngành giai đoạn 9 tháng này. Trong các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Bình Dương là tỉnh dẫn đầu trong việc thu hút các dự án đầu tư vào ngành. Số lượng các dự án FDI mới đầu tư vào Bình Dương là 29.

Vùng đứng thứ hai về số lượng các dự án FDI là Đồng bằng sông Hồng với 5 dự án mới đầu tư vào đây, thấp hơn nhiều so với số dự án mới đầu tư vào vùng miền Đông Nam Bộ (49 dự án).

Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là các vùng nhận được ít dự án FDI nhất. Lý do có thể là bởi cơ sở hạ tầng ở các vùng này chưa phát triển và hạn chế nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành.

分享到: