【thứ hạng của brann】Bưu chính là hạ tầng của nền kinh tế số và thương mại điện tử
Năm 2001,ưuchínhlàhạtầngcủanềnkinhtếsốvàthươngmạiđiệntửthứ hạng của brann Thủ tướng Chính phủ ký ban hành “Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (Quyết định số 158/2001/QÐ-TTg). Sau 20 năm thực hiện Chiến lược này, lĩnh vực bưu chính đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường bưu chính và TMĐT, cùng với sự phát triển của công nghệ số gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã làm thay đổi phương thức kinh doanh và tiêu dùng dịch vụ, mở ra cơ hội mới cho bưu chính phát triển. Do đó, đòi hỏi phải có những định hướng chiến lược mới phù hợp với sự phát triển vượt bậc của ngành bưu chính.
Nắm bắt cơ hội, hóa giải thách thức
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tác động của công nghệ số đã thúc đẩy TMĐT phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu.
Từ năm 2019 đến nay, tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo chia sẻ của Cục TMĐT & Kinh tế số (Bộ Công Thương) tại họp báo Tuần lễ Mua sắm trực tuyến và Ngày Mua sắm trực tuyến Online Friday 2021 diễn ra ngày 26/11 năm ngoái, trong đại dịch Covid-19, dù nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, TMĐT ở Việt Nam vẫn bùng nổ và tăng trưởng khoảng 18%, làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.
Báo cáo của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) năm 2020 dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình của TMĐT nước ta giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 ước đạt quy mô 52 tỷ USD.
Lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến tăng nhanh kéo theo nhu cầu dịch vụ chuyển phát bùng nổ. Đó chính là cơ hội, là không gian vô hạn cho ngành bưu chính khai thác để có bước chuyển mình từ chuyển phát thư báo trở thành nền tảng quan trọng cho phát triển TMĐT, thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu trong nền kinh tế số, xã hội số.
Hiện nay, bưu chính nổi lên như là ngành hậu cần cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Các công ty bưu chính truyền thống với thế mạnh mạng lưới rộng khắp, cơ sở hạ tầng lớn và đội ngũ nhân viên đông đảo đang đồng hành cùng các công ty khởi nghiệp với thế mạnh về công nghệ, sự năng động và tham vọng phát triển nhanh khi sử dụng nền tảng kinh tế chia sẻ để tham gia cung ứng dịch vụ.
Thị trường bưu chính ở Việt Nam đang chứng kiến cái CŨ và MỚI hoạt động đan xen, cạnh tranh với nhau và tương lai sẽ có những cuộc soán ngôi ngoạn mục. Các công ty bưu chính với cách thức cung ứng dịch vụ truyền thống, chậm đổi mới, đang mất dần thị phần vào tay các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp công nghệ còn non trẻ về kinh nghiệm nhưng sớm ứng dụng nhiều công nghệ, nền tảng vào hoạt động cung ứng dịch vụ.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã hình thành nên những “gã khổng lồ” về công nghệ, sở hữu các nền tảng xuyên biên giới và thị trường Việt Nam trở thành “đấu trường” của các nền tảng đó. Để trụ lại trong cuộc chiến này, không có cách nào khác, bưu chính phải chuyển mình thành một mạng lưới cung ứng số (Digital Supply Network), chuyển giao giá trị vật chất của xã hội, sẵn sàng phối hợp để bảo đảm an ninh quốc gia.
Vai trò của bưu chính trong phát triển kinh tế - xã hội
Với mạng lưới trên 21.600 điểm phục vụ đến tận cấp xã, phủ khắp 63 tỉnh, thành, cùng lực lượng gần 800 doanh nghiệp, ngành bưu chính giờ đây không còn là gánh nặng mà là tài sản to lớn, sở hữu những lợi thế không phải lĩnh vực nào cũng có. Gần 100 ngàn lao động bưu chính đang vận hành, khai thác để đáp ứng nhu cầu chuyển phát khối lượng đồ sộ hàng TMĐT với chất lượng ngày càng cao, bảo đảm cung cấp các dịch vụ bưu chính phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước.
Thời gian tới, khi các thiết bị thông minh được phổ cập thì hạ tầng bưu chính (cùng với hạ tầng viễn thông và thanh toán điện tử) sẽ là cầu nối hỗ trợ hoạt động TMĐT phát triển trên cơ sở Nền tảng địa chỉ số Việt Nam để mở rộng thị trường bưu chính. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh TMĐT ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Cuộc cách mạng số và đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bưu chính Việt Nam coi đây là cơ hội để thực hiện hóa khát vọng của ngành, trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và nền kinh tế số, góp phần thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Trên góc độ Chính phủ số, cũng như nhiều nước trên thế giới, bưu chính là đối tác chính, thậm chí là đối tác duy nhất của Chính phủ để phục vụ người dân.
Với kinh tế số, bưu chính phục vụ cho TMĐT. Khi các mô hình kinh doanh nền tảng chia sẻ (giao hàng, giao thức ăn, chuyển phát quà, tài liệu), các mô hình kinh doanh TMĐT và bán lẻ thế hệ mới bùng nổ đều cần một hạ tầng chuyển phát rộng khắp để đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Mạng lưới bưu chính phủ rộng khắp các tỉnh, thành với 27.600 điểm phục vụ, 100% xã trong cả nước có điểm phục vụ bưu chính có thể đưa sản phẩm của các hộ sản xuất, hợp tác xã đi tiêu thụ ở mọi nơi trên đất nước và vươn ra thế giới.
Ở góc độ xã hội số, bưu chính trở thành ngành dịch vụ tham gia nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo an sinh, trao gửi niềm tin cho xã hội; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước...
Định hướng phát triển bưu chính đến năm 2030
Ngày 30/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt “Chiến lược phát triển Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. Đây là chiến lược cấp quốc gia đầu tiên của lĩnh vực bưu chính với tầm nhìn “Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của TMĐT; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số”.
Để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược đã xác định 8 nhóm giải pháp cần thực hiện: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Phát triển hạ tầng bưu chính; Phát triển dịch vụ bưu chính; Chuyển đổi số bưu chính; Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và tuyên truyền; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bưu chính; Hợp tác quốc tế và Đo lường, giám sát, đánh giá triển khai Chiến lược.
Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp cốt lõi như: Xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng mạng bưu chính công cộng; Triển khai Chương trình Hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng các trung tâm bưu chính vùng, khu vực (MegaHub/Hub); Hoàn thiện Nền tảng Địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia sử dụng trên phạm vi toàn quốc; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong bưu chính, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ bưu chính dựa trên dữ liệu, mở rộng không gian hoạt động mới.
Dương Tôn Bảo (Vụ Bưu chính - Bộ TT&TT)
下一篇:Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
相关文章:
- Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- Gỡ Thẻ vàng IUU
- Nguyên nhân và cách xử lý khi xe ô tô xuất hiện đèn cảnh báo khí thải
- S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”
- Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- UNDP và Na Uy hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ quy hoạch không gian biển
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế phối hợp công tác, chia sẻ dữ liệu
- Cụm trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt được vinh danh tại Giải thưởng Môi trường Việt Nam
- Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An: Nộp ngân sách ước đạt 1.779 tỉ đồng
相关推荐:
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Nhận BHXH một lần
- Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch COVID
- Việc giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn chậm
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Giá xăng có thể tiếp tục giảm
- Tăng cường quản lý chất lượng, chứng nhận kịp thời phục vụ doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu
- Khẩn trương triển khai thực hiện thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
- Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- Doanh nghiệp tăng tốc hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn