Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt,ựchiệnnhiềugiảiphápđồngbộđểhoànthànhmụctiêucảicáchbảohiểmxãhộarouca vs đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Ảnh: ST. Đây là những nội dung cải cách được đặt ra trong Nghị quyết 28-NQ/TƯ của Hội nghị TƯ 7 (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH. Để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ này là một thách thức không nhỏ đối với ngành BHXH. Trụ cột chính Trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta, BHXH được coi là trụ cột chính, có vai trò quan trọng trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; trực tiếp giảm thiểu rủi ro cho người lao động ngay cả khi đang làm việc (hưởng chế độ ngắn hạn thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và quan trọng hơn là bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động được hưởng lương hưu, chăm sóc sức khỏe cho đến hết cuộc đời (chế độ dài hạn hưu trí, tử tuất và BHYT). Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Quá trình cải cách, đổi mới về BHXH đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển thị trường lao động, xây dựng và hoàn thiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Với yêu cầu khách quan đó, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ-TƯ về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu tổng quát là: “Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch”. Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ngành BHXH hiện đang phải đối mặt với những thách thức như nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và người dân đối với hệ thống an sinh xã hội, trong đó có BHXH, BHYT tuy đã tăng lên nhiều, với tỉ lệ bao phủ BHXH chiếm 26% lực lượng lao động. Song, để đạt được 35% lực lượng lao động tham gia BHXH theo Nghị quyết 21-NQ/TƯ là thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao. “Bên cạnh đó, trong hệ thống chính sách hiện nay có BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, song chế độ hưởng của hai chính sách khác nhau cũng chính là thách thức cần phải tìm cách tháo gỡ. Việc quan tâm đến chính sách BHXH là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng chưa thể hiện được quyết tâm chính trị của các ngành, các cấp ở cơ sở. Qua các cuộc giám sát, vẫn còn có những địa phương chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Mặt khác, ở chừng mực nào đó chúng ta chưa lấy được hết sự hài lòng của nhân dân và người lao động”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ. Nhiều chính sách đồng bộ Ông Bùi Sỹ Lợi đã đưa ra 3 khuyến nghị cụ thể trong quá trình cải cách chính sách BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TƯ của Trung ương. Thứ nhất, từ ngày 1/1/2018, Chính phủ đã hỗ trợ chi phí đóng theo các mức lần lượt là 30%, 25% và 10% cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác để tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này không đủ tạo động lực, cơ hội cho các đối tượng nêu trên tham gia BHXH tự nguyện. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu tăng mức hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện. Thứ hai, hiện nay, trung bình mỗi năm có 1 triệu người tham gia BHXH thì lại có 600.000 người ra khỏi hệ thống BHXH. Đề nghị Chính phủ tổng kết Nghị quyết số 93 của Quốc hội khóa XIII về BHXH một lần, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm định hướng cho người dân tham gia BHXH để đảm bảo quyền lợi an sinh khi về già. Thứ ba, đề nghị Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ để nhận nợ BHXH cho các đối tượng NLĐ tham gia BHXH trước năm 1995, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 64 của Quốc hội khóa XIV. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 28-NQ/TƯ về cải cách chính sách BHXH, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, Nghị quyết số 28-NQ/TƯ về cải cách chính sách BHXH có 11 nội dung cải cách và đưa ra năm nhiệm vụ, giải pháp hết sức quan trọng. Đối với trách nhiệm của ngành, nếu thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra thì công tác BHXH chắc chắn sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ và đạt được kết quả khả quan. Ngành BHXH đã ban hành chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết, trong đó có bốn điểm quan trọng. Quan trọng nhất là vấn đề sớm hoàn thiện chính sách theo định hướng Trung ương đề ra, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhưng phải có lộ trình phù hợp đặc điểm của từng thời kỳ, từng đối tượng. Đặc biệt, lộ trình phải làm sao để tính khả thi cao, từng đối tượng phải có chính sách phù hợp, cần được cụ thể hóa từng bước trong thực hiện. Thời gian tới, ngành BHXH sẽ tập trung tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng cụ thể, tuyên truyền kết hợp với giải thích, tăng tính tương tác, phản biện. Đồng thời, ngành sẽ tiếp tục phối hợp bộ, ngành liên quan triển khai các công tác này. BHXH cũng kiến nghị các địa phương tiếp tục vào cuộc nhiều hơn từ chính sách BHYT, chính sách BHXH bắt buộc đến tự nguyện. BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Năm 2018, ngành BHXH đặt khẩu hiệu thi đua là “chuyên nghiệp, hiện đại, hướng tới sự hài lòng của người dân”, tất cả hoạt động của ngành đều hướng tới sự hài lòng của người dân, lấy người dân làm trung tâm. Phấn đấu đơn giản hóa thủ tục, quy trình, trên cơ sở tập trung cụ thể vào những khâu cần hoàn thiện, đánh giá thường xuyên hằng năm để nâng cao chất lượng dịch vụ. |