发布时间:2025-01-10 19:36:54 来源:88Point 作者:Cúp C2
Hải quan Việt Nam và OLAF ký Thỏa thuận hợp tác hành chính trong lĩnh vực hải quan | |
Việt Nam - Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác,ợptácquốctếNềntảnggópphầnnângcaohiệuquảquảnlýnhànướcvềhảbảng xếp hạng ngoại hạng nhất anh hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan | |
Hải quan Việt Nam tham dự Hội nghị đầu mối liên lạc tình báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương | |
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) |
Lợi ích thực chất từ hợp tác quốc tế
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Vụ Hợp tác quốc tế diễn ra chiều ngày 20/12, ông Đào Đức Hải, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, nhằm thực hiện Kế hoạch hợp tác và hội nhập trong lĩnh vực hải quan giai đoạn 2021-2025, năm 2022, toàn Ngành tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả tham gia, tăng cường đóng góp trong các cơ chế hợp tác và hội nhập hải quan tại các khuôn khổ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ASEM, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)... Trên cơ sở các định hướng chung về hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Hải quan Việt Nam đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam tham gia, trong đó chú trọng đến các cam kết trong khuôn khổ ASEAN, WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA), các hiệp định đối tác, hợp tác kinh tế mà Việt Nam đã ký kết, đảm bảo tuân thủ lộ trình thực hiện, đáp ứng đầy đủ nội dung và mức độ đã cam kết.
Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, năm 2022, Hải quan Việt Nam đã thực hiện ký kết nhiều Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác quan trọng với Hải quan Hoa Kỳ, Hải quan Trung Quốc; Ký Thỏa thuận hợp tác với Cơ quan chống gian lận Châu Âu (OLAF); ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định hợp tác Hải quan Việt Nam - Hàn Quốc.
Ngoài ra, Hải quan Việt Nam duy trì công tác trao đổi thông tin nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm soát hải quan, tiếp nhận, khai thác các tài liệu kinh nghiệm quản lý hải quan của hải quan các nước phục vụ cho xây dựng chính sách hải quan. Trong đó, tiến hành trao đổi thông tin, đề nghị xác minh, hỗ trợ điều tra gần 30 vụ việc với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ. Một số vụ việc nhờ thông tin do hai bên cung cấp đã xác định được hành vi gian lận của các đối tượng ở cả Hoa Kỳ và Việt Nam như: mặt hàng ống thép, gỗ ép, xe đạp điện, lốp xe ô tô đã qua sử dụng.
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Vụ Hợp tác quốc tế. Ảnh: H.Nụ |
Duy trì các kênh liên lạc từ cấp Tổng cục đến cấp chi cục nhằm tạo thuận lợi thương mại và thực thi hiệu quả kiểm soát hải quan, tiến hành trao đổi số liệu dữ liệu theo yêu cầu phục vụ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên các tuyến biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia...
Song song với đó, Hải quan Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết trong ASEAN theo đúng các cam kết và lộ trình của ASEAN; tham gia đầy đủ vào các chiến dịch, chương trình, các cuộc họp trực tuyến của WCO về các lĩnh vực nghiệp vụ từ phân loại, trị giá, kiểm soát đến các cơ chế vận hành trang thiết bị kiểm tra hải quan và những vấn đề chính sách chung của WCO.
Đặc biệt, với vai trò là thành viên của WTO, Hải quan Việt Nam đã tham gia trả lời góp ý các nước thành viên WTO theo Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) liên quan đến dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK...
Cần nâng vị thế trong cộng đồng hải quan thế giới
Có thể nói, kết quả hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Hải quan trong năm 2022 đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các nước đối tác, chú trọng các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước bạn bè truyền thống, triển khai nghiêm túc các hiệp định, thỏa thuận, chương trình hợp tác với các nước đã thiết lập hành lang pháp lý, từng bước mở rộng hoạt động hợp tác với các nước tại các khu vực có tiềm năng phát triển, đảm bảo việc hợp tác đi vào chiều sâu và mang lại lợi ích thực chất cho mục tiêu quản lý của Hải quan Việt Nam, ông Đào Đức Hải nhấn mạnh.
Chỉ đạo tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đánh giá cao những kết quả trong công tác hợp tác quốc tế của toàn Ngành, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Vụ Hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên, bước sang năm 2023, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đề nghị Vụ Hợp tác quốc tế trên cương vị là đơn vị đầu mối cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng hải quan thế giới.
Đồng thời, Vụ Hợp tác quốc tế cần chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đẩy mạnh việc phát triển quan hệ hợp tác, đối tác giữa hải quan với các bên liên quan tạo nền tảng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Nâng cao mức độ hài lòng của DN đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trong đó, cần nâng cao hiệu quả tham gia, tăng cường đóng góp trong các cơ chế hợp tác và hội nhập hải quan tại các khuôn khổ ASEAN, WTO, APEC, ASEM, WCO, GMS... trên cơ sở các định hướng chung về hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tham mưu giúp Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án đàm phán Hiệp định hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trình Bộ Tài chính phê duyệt nội dung Thỏa thuận hợp tác hải quan với Hải quan Chi Lê; chủ trương đàm phán Thỏa thuận hợp tác hải quan với Hải quan Úc, chủ trương đàm phán Thỏa thuận trao đổi số liệu thống kê XNK thương mại song phương với Hải quan Azerbaijan.
Theo Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, Vụ Hợp tác quốc tế cần theo dõi, triển khai thực hiện Hiệp định TFA theo lộ trình mới chuyển đổi. Tiếp tục thực hiện đàm phán hoặc trao đổi văn bản các thỏa thuận với Trung Quốc, Anh, Pháp, Lào, Hàn Quốc, UAE, Qatar, Thái Lan, Hà Lan, Đức, Azerbaijan; theo dõi việc rà soát việc thực thi các cam kết quốc tế liên quan đến hải quan đã ký kết hoặc tham gia như Công ước Kyoto sửa đổi của WCO; rà soát các nghĩa vụ liên quan đến các cam kết quốc tế khác như Công ước HS, Công ước Istanbul, các hiệp định trong khuôn khổ GMS và ASEAN. Rà soát xây dựng cơ sở dữ liệu về nội dung cụ thể của các cam kết quốc tế về hải quan với trọng tâm là các FTAs và các điều ước quốc tế khác trong ASEAN, WCO và WTO để quản lý theo dõi và đánh giá việc thực hiện. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về danh mục chuẩn các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế.
相关文章
随便看看