您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ltdbd y】Xã nghèo Bắc Kạn chuyển đổi số: nghe phát thanh thông minh, bán nông sản qua mạng 正文

【ltdbd y】Xã nghèo Bắc Kạn chuyển đổi số: nghe phát thanh thông minh, bán nông sản qua mạng

时间:2025-01-24 23:31:05 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Đài phát thanh thông minhBắc Kạn là địa phương có địa hình phức tạp, dân cư phân tán, giao thông khó ltdbd y

Đài phát thanh thông minh

Bắc Kạn là địa phương có địa hình phức tạp,ãnghèoBắcKạnchuyểnđổisốnghephátthanhthôngminhbánnôngsảnquamạltdbd y dân cư phân tán, giao thông khó khăn. Chính vì vậy truyền thanh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thanh cơ sở đồng thời cũng là phương tiện để cấp ủy, chính quyền cơ sở trao đổi thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo người dân.

Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 92/108 đài truyền thanh xã đang hoạt động. Tuy nhiên, theo báo cáo của các phòng Văn hóa và Thông tin, do thiết bị lạc hậu, thiếu cán bộ chuyên trách nên nhiều đài phát thanh chưa hoạt động ổn định và hiệu quả.

Từ tháng 9/2020, người dân ở Vi Hương (huyện Bạch Thông) - một xã nghèo ở Bắc Kạn - bắt đầu được nghe những bản tin đều đặn của phát thanh xã qua giọng đọc “chuẩn”, rõ ràng.

Được biết đây là kết quả từ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đang ứng dụng thí điểm tại xã Vi Hương. Với đài phát thanh xã ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, chỉ cần cán bộ xã soạn thảo văn bản nội dung thông tin, sử dụng phần mềm chuyển văn bản thành giọng đọc và chọn thời gian phát thanh. Những nội dung cần thông báo sẽ được truyền đến người dân thông qua 12 điểm loa không dây, âm thanh không lo bị chèn sóng, lẫn tạp âm…

{ keywords}
Ảnh: Báo Bắc Kạn

Đến nay Bắc Kạn đã có 7 đài phát thanh thông minh. Trong thời gian tới, tỉnh hướng đến chuyển đổi các Đài truyền thanh không dây cấp xã (băng tần 87-108MHz) sang phương thức Đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Đồng thời quan tâm đầu tư, bố trí kinh phí bổ sung thêm các cụm thu loa để hoàn thiện hệ thống truyền thanh CNTT - VT tại các xã đã được đầu tư.

Quảng bá nông sản qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử

Xã Vi Hương là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bạch Thông. Đây là nơi 5 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mường cùng sinh sống. Người dân chủ yếu kiếm sống bằng nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy, năm 2020, Bộ TT&TT chọn Vi Hương là 1 trong 7 xã trên toàn quốc thí điểm chuyển đổi số, sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.

Sau một thời gian, chuyển đổi số mang đến không ít tiện ích thông minh, hỗ trợ người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ nâng cao thu nhập.

Ngoài phát thanh thông minh, người dân xã Vi Hương còn có riêng một trang thông tin điện tử để người dân tra cứu, cập nhật thông tin địa phương. Đồng thời, xã còn xây dựng hệ thống giao tiếp thông qua hệ thống tin nhắn SMS. Tại trạm y tế cũng triển khai cầu truyền hình và nền tảng hỗ trợ hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth...

Điểm nhấn khác biệt ở Vi Hương còn thể hiện rõ trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ nông sản khi tiến hành chương trình chuyển đổi số nông nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Theo đó, với sự giúp sức của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, Sở TT&TT cùng sự chung tay của nhiều doanh nghiệp, các hoạt động thương mại điện tử, phần mềm bán hàng đã được triển khai, hỗ trợ người dân quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phương hiệu quả, tiếp cận đông đảo khách hàng trên cả nước.

Đến nay, người dân xã Vi Hương đã có thể lướt internet, một số hợp tác xã lập fanpage bán hàng, kết nối sàn thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm nông sản địa phương, thu hút khách hàng. Nhờ vậy, thu nhập người dân cũng được cải thiện.

Như tại HTX Thiên An, nhờ áp dụng chuyển đổi số các phương thức bán hàng, sản phẩm tiếp cận thị trường Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến TP.HCM, Đà Lạt... giúp thu nhập thành viên tăng từ mức 1 - 2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình 4 triệu đồng/tháng.

{ keywords}
 

Không chỉ ở Vi Hương, hiện một số khác của Bắc Kạn như Kim Lư, Hiệp Lực... cùng một số hợp tác xã như HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố (xã Như Cố, huyện Chợ Mới), HTX Nhung Lũy (Ba Bể)... cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi khi áp dụng chuyển đổi số. Những người nông dân dễ dàng gọi điện thoại, video trực tuyến để liên hệ và nhận hỗ trợ từ đơn vị cung ứng giống; học trực tuyến kỹ thuật nuôi trồng, canh tác; các hợp tác xã bước đầu đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và bảo hộ sản phẩm đồng thời thúc đẩy giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trên facebook, kết nối các gian hàng trên các sàn như Postmart, Tiki, Shopee...

Có thể thấy, chuyển đổi số bước đầu triển khai nhưng đã cho thấy những kết quả cụ thể, những tiện ích 4.0 đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyên nghiệp hóa hoạt động sản xuất, quảng bá nông sản địa phương đồng thời thay đổi tư duy quản lý của người làm nông nghiệp, hướng tới hình thành những thế hệ “công dân điện tử” ở Bắc Kạn.

D. An