发布时间:2025-01-25 18:13:28 来源:88Point 作者:Thể thao
Số lượng thụ hưởng chính sách còn hạn chế
Với địa bàn rộng tập trung nhiều khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) có số lượng lớn doanh nghiệp và người lao động nhưng báo cáo của Sở GĐ&ĐT TPHCM chỉ có hơn 6.100 trẻ là con em công nhân làm việc trong KCN, KCX được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND (gọi tắt là Nghị quyết 27).
Con số này được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội giám sát Sở GD&ĐT về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 27; khảo sát các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn
Theo bà Lương Thị Hồng Điệp - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (GDMN), Sở GD&ĐT TPHCM, đến nay báo cáo của 22 phòng GDĐT quận, huyện và TP Thủ Đức có tổng số 6.151 trẻ là con công nhân làm việc trong KCN, KCX thực hiện hồ sơ hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết 27.
Trong đó, 5.088/6.151 (tỉ lệ 82,7%) trẻ đã được hưởng trợ cấp với số tiền hơn 3,8 tỷ đồng. Trong đó, TP Thủ Đức có 3.679 trẻ, quận 6 có 2 trẻ, quận 12 có 104 trẻ, quận Bình Tân có 88 trẻ, huyện Bình Chánh có 4 trẻ, huyện Củ Chi có 781 trẻ, huyện Nhà Bè có 430 trẻ. Còn lại 1.063 trẻ (tỉ lệ 17,3%) chưa được hỗ trợ.
Về hỗ trợ cơ sở giáo dục, đã có 84 cơ sở GDMN độc lập tại khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) thực hiện hồ sơ hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết 27. Trong đó, có 57/84 (tỉ lệ 67,9%) cơ sở GDMN độc lập đã được hưởng trợ cấp với số tiền là hơn 1,3 tỷ đồng, tập trung ở 44 cơ sở ở huyện Củ Chi, 9 cơ sở tại TP Thủ Đức, 4 cơ sở tại huyện Nhà Bè.
Còn lại 27/84 (tỉ lệ 32,1%) cơ sở GDMN độc lập chưa được hỗ trợ, trong đó, TP Thủ Đức 12 cơ sở, huyện Củ Chi 7 cơ sở, quận 7 có 7 cơ sở, huyện Bình Chánh 1 cơ sở.
Về chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở GDMN ngoài công lập ở địa bàn có KCN, KCX, tính tới thời điểm xây dựng chính sách có 508 giáo viên thực hiện hồ sơ hỗ trợ. Kết quả, đã có 212/508 (tỉ lệ 41,7%) giáo viên được hưởng trợ cấp với số tiền 870 triệu đồng, còn lại 296/508 (tỉ lệ 58,3%) giáo viên chưa được hỗ trợ.
Trưởng phòng GDMN cho biết 32,1% cơ sở chưa được nhận hỗ trợ do đa số không đủ 30% số trẻ là con công nhân nên không đủ điều kiện; một số nhóm lớp giải thể, tạm ngưng hoạt động, một số không có nhu cầu hưởng trợ cấp.
Một số trẻ chưa được hưởng vì lí do chưa hoàn tất hồ sơ, một số trẻ có cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ làm tại KCN, KCX ở các tỉnh thành phố khác chưa được xét duyệt hưởng chế độ chính sách.
Theo bà Điệp, số lượng giáo viên được hưởng chính sách hỗ trợ chưa cao do nhóm, lớp phụ trách không đủ 30% số trẻ là con công nhân làm việc trong KCN, KCX và do trình độ đào tạo của giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non độc lập chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019. Số lượng trẻ được hưởng trợ cấp chưa nhiều do chưa hoàn tất hồ sơ để xét.
Đánh giá chính sách này là nhân văn, tạo nhiều thuận lợi cho các đối tượng hưởng thụ tuy nhiên cũng xác định những khó khăn như đã nêu trên. Qua đó, Sở GD&ĐT TP TPHCM đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT đề xuất đối tượng hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển GDMN.
Trong đó, Sở kiến nghị điều chỉnh đối tượng áp dụng "Cơ sở GDMN độc lập ở địa bàn có KCN thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại KCN" giảm tỉ lệ còn 20%.
Đối với TP, sở kiến nghị quan tâm đến chế độ hỗ trợ giáo viên ngoài công lập trong việc nâng chuẩn trình độ đào tạo theo luật giáo dục 2019; tiếp tục có thêm những chế độ chính sách hỗ trợ cho trẻ, giáo viên mầm non, các cơ sở GDMN ngoài công lập ở KCN, KCX trong thời gian tới.
Ông Phạm Đăng Khoa - Trưởng phòng GD&ĐT quận 3, thành viên Đoàn giám sát cũng đồng tình việc đề xuất điều chỉnh tỉ lệ trẻ từ 30% xuống 20%. Ngoài ra, ông nhấn mạnh tới việc nhiều công nhân còn hạn chế sử dụng công nghệ thông tin nên chưa tiếp cận được chính sách. Ngoài ra, có trường hợp con học ở TP Hồ Chí Minh nhưng cha mẹ làm ở các KCN, KCX các tỉnh lân cận thì chưa được hưởng chính sách - đây cũng là điều cần được bàn bạc, quan tâm.
Còn chậm triển khai
Qua kiểm tra, giám sát, ông Cao Thanh Bình - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội thẳng thắn nêu ra việc một số quận, huyện còn chậm triển khai, chưa quan tâm tới việc thực hiện áp dụng Nghị quyết 27 dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Ông nêu: "Văn bản có hiệu lực từ tháng 19/12/2021 nhưng đến nay có những địa phương chỉ mới triển khai trong nội dung họp giao ban thường kỳ chứ chưa có văn bản cụ thể. Nơi khác báo cáo có triển khai, có quan tâm nhưng hỏi về dự toán thì chưa có, không có dự toán thì sao triển khai thực hiện" - ông Bình đặt câu hỏi.
Với con số tổng hợp cả TPHCM có 6.151 trẻ là con công nhân làm việc trong KCN, KCX thực hiện hồ sơ hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết 27, ông Bình cho rằng, con số này quá khiêm tốn.
Trả lời về vấn đề này, Trưởng phòng GDMN Lương Thị Hồng Điệp cho hay, mặc dù đã nhắc nhở, trao đổi thường xuyên nhưng một số đơn vị không lấy dữ liệu của các đơn vị KCN, KCX, không báo cáo để có chính sách hỗ trợ cơ sở.
"Nếu chúng ta quan tâm hơn và quyết liệt hơn trong việc xử lý thông tin kịp thời thì chính sách sẽ có bước phát triển hơn, số liệu lớn hơn so với hiện tại", bà Điệp nói.
Phó Giám đốc Sở GDDT Nguyễn Bảo Quốc cho hay mặc dù đã có văn bản hướng dẫn nhưng quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 27 có những vướng mắc, khó khăn.
Các đơn vị tại sở sẽ tiếp tục rà soát để các cơ sở GDMN, học sinh, giáo viên nhận được mức hỗ trợ tốt nhất của TP. Đối với những nội dung về phạm vi và hỗ trợ giáo viên, học sinh, sở sẽ rà soát lại lần nữa và đề xuất điều chỉnh cụ thể, tránh tình trạng không đồng bộ trong các chính sách.
Kết luận nội dung làm việc, ông Cao Thanh Bình cho rằng, ngành giáo dục TP cần làm việc lại với các đơn vị để tiếp tục nghiên cứu, đưa ra đề xuất điều chỉnh để chính sách đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh việc thực hiện chính sách cần đúng, chuẩn, tránh tình trạng trục lợi chính sách và đối tượng được hưởng không đúng quy định.
相关文章
随便看看