【thứ hạng của al-gharafa】Thiếu nguyên liệu sản xuất dệt may: Trông chờ những quyết sách

作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 19:50:03 评论数:

Dệt nhuộm bị từ chối

Dự án dệt nhuộm trị giá 350 triệu USD của Tập đoàn TAL (Hong Kong) đề xuất đầu tư tại Khu công nghiệp Bá Thiện II (huyện Bình Xuyên,ếunguyênliệusảnxuấtdệtmay Trôngchờnhữngquyếtsáthứ hạng của al-gharafa tỉnh Vĩnh Phúc) đã không được chấp thuận. Nguyên nhân được cho rằng, dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao về ô nhiễm cho Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh phía hạ lưu sông Mây.

thieu nguyen lieu san xuat det may trong cho nhung quyet sach

Công nghệ dệt nhuộm đã có bước tiến nhanh

Theo ông Trương Văn Cẩm - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tình trạng dự án dệt nhuộm bị các địa phương từ chối là không hiếm. Cứ nói đến dệt nhuộm là các địa phương gắn luôn cho tội gây ô nhiễm môi trường. Thực tế, công nghệ dệt nhuộm ngày nay đang ở mức rất cao, Hà Lan đã phát triển được công nghệ nhuộm không cần nước. Tại Việt Nam, đã có dự án nhuộm không sử dụng hóa chất, xử lý nước thải bằng công nghệ điện phân. Do vậy, đại diện Vitas cho rằng, cần có cái nhìn công bằng hơn đối với các dự án dệt nhuộm. “Thay vì ngăn chặn, các địa phương có thể lựa chọn các dự án có hàm lượng công nghệ cao, bảo đảm yếu tố môi trường”, ông Cẩm nêu quan điểm.

Khó khăn trong tìm kiếm địa điểm đầu tư là một trong những nguyên nhân khiến khâu thượng nguồn của dệt may Việt Nam vẫn “lẹt đẹt” trong nhiều năm qua. Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị thặng dư không cao do phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu, cụ thể là sợi và vải. Nửa đầu năm 2019, ngành đã nhập khẩu 6,75 tỷ USD vải, 1,23 tỷ USD sợi và chủ yếu từ các thị trường ngoài khu vực CPTPP và EVFTA như Trung Quốc 55%, Đài Loan 16%...

Mặt khác, để tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA và CPTPP, điều kiện tiên quyết phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ vải và sợi. Đây thực sự là thách thức lớn của dệt may Việt Nam. Riêng với EVFTA, cho dù có quy tắc xuất xứ cộng gộp chỉ có thể tận dụng được nguồn vải nhập khẩu từ Hàn Quốc, tuy nhiên số lượng không lớn (khoảng 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải) và giá thành không cạnh tranh.

Cần khu công nghiệp dệt nhuộm chuyên biệt

Trước những vướng mắc trên, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương tìm hướng giải quyết, nhất là vấn đề các dự án dệt nhuộm bị từ chối. Đại diện Vitas kỳ vọng khá cao vào động thái này của Chính phủ sẽ mở đường cho các dự án dệt nhuộm.

Được biết, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành dệt may. Theo đó, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương tháo gỡ điểm nghẽn về dệt nhuộm, khuyến khích phát triển sản xuất vải, gia tăng giá trị sản xuất trong nước đối với các mặt hàng dệt may. Thực hiện các giải pháp để hỗ trợ, liên kết các DN tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan…

Đóng góp ý kiến cho dự thảo chiến lược này, Vitas đề xuất Bộ Công Thương định hướng xây dựng 3 - 4 khu công nghiệp chuyên biệt cho dệt và nhuộm với diện tích 400 - 500ha/1 khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư. Mỗi khu công nghiệp tối thiểu sản xuất 1 tỷ mét vải mỗi năm. “Đặc biệt, các khu công nghiệp này được hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công nghệ hiện đại. Như vậy, địa phương có thể sẽ bớt “ngại” với vấn đề ô nhiễm môi trường”, ông Trương Văn Cẩm nói.Bên cạnh đó, các khu công nghiệp dệt may chuyên biệt sẽ thu hút được các dự án dệt nhuộm có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này rất quan trọng bởi sản xuất nguyên liệu đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, khoảng 80 triệu USD/nhà máy có quy mô vừa.

Ông Trương Văn Cẩm - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Ngành dệt may đang rất thiếu nhân lực ở khâu dệt nhuộm, nhà nước nên sớm có chính sách thu hút học sinh như giảm học phí, hỗ trợ trang thiết bị tiên tiến cho các trường đào tạo.

最近更新