【bongdaso.wap】Kiểm tra chuyên ngành: Còn rất nhiều việc phải làm

时间:2025-01-10 00:10:32 来源:88Point

kiem tra chuyen nganh con rat nhieu viec phai lam

Công chức Hải quan Hải Phòng kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: T.Bình.

Thời gian thông quan đạt chỉ tiêu

Số liệu của Hải quan Hải Phòng (tại thời điểm tháng 3/2018),ểmtrachuyênngànhCònrấtnhiềuviệcphảilàbongdaso.wap tỷ lệ (tính trên tổng số tờ khai thuộc diện kiểm tra) chuyển hậu kiểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đạt hơn 90%, lĩnh vực KTCN thuộc quản lý của Bộ Xây dựng là 100%, của Bộ KHCN là 95%.

Một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt của các Nghị quyết 19 là vấn đề thủ tục hải quan, cải cách toàn diện các quy định quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (được đưa vào từ Nghị quyết 19 năm 2015) nhằm cải thiện chỉ số thương mại qua biên giới của Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết yêu cầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển mạnh sang hậu kiểm, phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động quản lý, KTCN đối với hàng hóa XNK.

Với quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương và sự hợp tác chặt chẽ của các hiệp hội, ngành hàng, các DN trong việc thực hiện Nghị quyết 19, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, DN đã được giảm đáng kể chi phí và khoảng 90% thủ tục lâu nay liên quan đến khai báo, làm thủ tục XNK, nhờ đó thông quan nhanh hơn. Về kết quả thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 19 về quản lý KTCN, tại Hội thảo thực hiện nghị quyết 19 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa XNK vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) thuộc tổ chức USAID Việt Nam, đã chỉ ra những mặt đạt được và chưa đạt được theo các yêu cầu của Nghị quyết về vấn đề KTCN.

Về yêu cầu chuyển căn bản sang hậu kiểm, đến nay đã thực hiện chuyển hậu kiểm/trước khi đưa ra thị trường: Về lĩnh vực kiểm tra chất lượng, đã quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Thông tư 07/2017/TT-BKHCN và Thông tư 21/2017/TT-BCT về formaldehyt. Các lĩnh vực khác (Thức ăn chăn nuôi, kiểm dịch...) chưa thực hiện.

Tại địa bàn do Hải quan Hà Nội phụ trách, năm 2017 tỷ lệ lô hàng NK phải KTCN là 5,43%, quý 1/2018 tỷ lệ lô hàng NK phải KTCN là 5,63%. Tại địa bàn do Hải quan Hải Phòng phụ trách, tỷ lệ KTCN trước thông quan nói chung tại thời điểm tháng 3/2018 là khoảng 9% tổng số tờ khai NK. Tại địa bàn Hải quan TP.HCM phụ trách là khoảng 14%.

Về yêu cầu thời gian thông quan hàng hoá còn 70 giờ đối với hàng hoá NK, 90 giờ đối với hàng hoá XK, theo đánh giá của Hải quan Hà Nội, thời gian hoàn thành thủ tục thông quan hàng hoá (hàng không phải kiểm dịch) trung bình là 48 giờ (tính từ lúc khai hải quan đến khi lấy hàng), nếu có kiểm dịch động vật là 96 giờ, có kiểm dịch thực vật là 50 giờ.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Hải quan về hoạt động KTCN trong 5 tháng đầu năm 2018, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát, thống kê được tổng số 337 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, KTCN và đã đề nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung được 79/87 văn bản; rà soát danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN kèm mã HS để cắt giảm, ban hành được hơn 60 danh mục hàng hóa theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thực hiện KTCN một số mặt hàng tại cơ quan Hải quan. Thống kê cho thấy, quý II/2015 có 82.760 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN, đến quý I/2018 còn 78.390 mặt hàng (giảm 4.403 mặt hàng).

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, về những mặt hàng phải KTCN, qua rà soát, Bộ này đã ban hành Thông tư 24/2017/TT-BNN&PTNT ban hành mã HS với những mặt hàng phải KTCN, đây là lần rà soát bước đầu làm giảm căn bản mặt hàng phải KTCN trên các lĩnh vực của ngành NN&PTNT. ”Trước đó, tiếp cận danh mục này như bước vào rừng rậm với hàng nghìn mặt hàng. Đến nay theo Thông tư 24 còn hơn 7.000. Đây chưa phải là số chính xác, vì còn sự trùng lặp ở một số danh mục. Trong những đợt tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục cắt giảm trên nền Thông tư này. Với nhóm hàng hóa chịu sự quản lý của nhiều đơn vị thuộc Bộ, chúng tôi thống nhất giao một đầu mối để thực hiện việc KTCN, hiện đang chờ ý kiến của ban cán sự Bộ NNPTNT, trong thời gian sớm nhất, chậm nhất tháng 8 sẽ ban hànhquyết định này”, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết.

Dán nhãn năng lượng: Tốn nhiều thời gian, chi phí

Theo ông Phạm Thanh Bình, có nhiều yêu cầu cải thiện KTCN chưa đạt được như yêu cầu đề ra tại các Nghị quyết 19. Cụ thể, về yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN, yêu cầu của Nghị quyết 19 là áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN trong KTCN. Đến nay, đã áp dụng trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm, còn các lĩnh vực khác về cơ bản là chưa áp dụng. Cùng với đó, yêu cầu áp dụng chế độ DN ưu tiên trong quản lý KTCN đến nay cũng chưa có lĩnh vực quản lý KTCN nào áp dụng.

Theo thông tin được chuyên gia đến từ GIG cung cấp, việc thực hiện yêu cầu về áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế chưa có chút tiến bộ nào. Cụ thể, chưa có bộ nào áp dụng việc đẩy mạnh công nhận lẫn nhau trong KTCN. Việc chủ động công nhận chất lượng của các nhãn hiệu, nhà sản xuất nổi tiếng, những hàng hóa đựoc sản xuất tại các nước, khu vực có tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến (châu Âu, Mỹ, Nhật…) cũng chưa có bộ nào công bố áp dụng, kể cả trường hợp đã được công bố tại luật.

Liên quan đến thay đổi cách thức quản lý, kiểm tra, dán nhãn hiệu suất năng lượng, ông Phạm Thanh Bình cho biết, đây đang là thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí nhất hiện nay. Theo đánh giá của một DN thường xuyên làm thủ tục NK tại địa bàn TP.HCM thì tổng chi phí kiểm tra, chứng nhận hợp quy tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) là trên 149 triệu đồng cho 4 model tủ đông công nghiệp. Về yêu cầu liên quan đến bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục công bố hợp quy, hợp chuẩn, theo chuyên gia của GIG, nhìn chung thủ tục công bố hợp quy hợp chuẩn chưa có thay đổi đáng kể. Đơn cử, việc công bố sản phẩm đối với sản phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm cho em bé thời gian khoảng 3 tháng do Sở Y tế (TP.HCM) yêu cầu bổ sung nhiều hơn 1 lần dẫn đến DN phải làm đi làm lại.

Liên quan đến KTCN, tại Nghị quyết 19 năm 2018, yêu cầu tiếp tục đặt ra là các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra từ các Nghị quyết 19 trước chưa thực hoàn thành phải tiếp tục thực hiện, như: áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN; áp dụng chế độ DN ưu tiên trong quản lý KTCN; chủ động công nhận chất lượng của các nhãn hiệu, nhà sản xuất nổi tiếng, những hàng hóa được sản xuất tại các nước, khu vực có tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến; điện tử hóa thủ tục quản lý KTCN; thay đổi cách thức quản lý, kiểm tra, dán nhãn hiệu suất năng lượng. Bên cạnh đó, Nghị quyết yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý Nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn liền áp dựng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, KTCN của nhiều hơn một cơ quan; giảm ít nhất 50% mặt hàng phải KTCN; giảm tỷ lệ các lô hàng NK phải KTCN tại giai đoạn thông quan từ 25-27% hiện nay xuống còn dưới 10%; triển khai đủ 130 thủ tục hành chính mới qua một cửa quốc gia và một cửa ASEAN… Chưa kể, hiện có nhiều vấn đề có cách hiểu khác nhau trong KTCN cũng đang gây cản trở, khó khăn cho việc thông quan hàng hóa XNK. Đây cũng là nhóm nội dung cần được thống nhất để tạo thuận lợi cho KTCN.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Ngoài nguyên tắc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm làm tương đối tốt, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong cải thiện công tác KTCN. Những điểm mờ trong KTCN cần được sửa đổi cho sáng lên. Các DN sợ nhất tính bất định, vì thế, cần giới hạn tối đa những điểm mờ để DN tiên liệu trước được, còn nếu không sẽ có nhiều rủi ro, rủi ro không chỉ về chi phí mà còn là về mặt pháp lý cho DN.

推荐内容