Học sinh thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Quốc Học. Ảnh: HỮU PHÚC
Một thời,ĐếnHuếtrọhọsố liệu thống kê về sevilla gặp girona học sinh ở các tỉnh lận cận “cơm đùm, gạo bới” đến Huế học trường chuyên Quốc Học. Lúc ấy, bức tranh toàn cảnh về giáo dục chất lượng cao của Huế đa sắc màu hơn, tính cạnh tranh giữa học sinh để có suất vào đội tuyển quốc gia quyết liệt hơn. Sau này, các tỉnh lân cận, trường chuyên được đầu tư tương xứng nên phong trào cho con đến Huế bắt đầu hạ nhiệt.
Bất ngờ trong mùa tuyển sinh năm nay, có đến gần 300 học sinh từ các tỉnh, như Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk…đến Huế để thi tuyển vào trường chuyên. Không kém cạnh, học sinh đăng ký thi tuyển kết hợp với xét tuyển vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương ở các huyện gia tăng. Sức hút của hai ngôi trường có bề dày về thành tích học tập nhất Huế lại nóng dần lên.
Nhớ cách đây không lâu trong khi đứng chờ con vào phòng thi, chị Nguyễn Bảo Anh, quê ở Gia Lai, trải lòng: "Năm nay, lịch thi Trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai) không trùng với lịch thi của Trường THPT chuyên Quốc Học nên tôi đưa con ra Huế thi chuyên Anh. Tôi vẫn thích con học trường chuyên, nếu trúng tuyển, tôi sẽ chọn Huế vì môi trường học tập ở đây tốt. Cháu sẽ có nhiều cơ hội học tập chuyên sâu, được cọ xát với nhiều bạn giỏi để phấn đấu. Hơn nữa, Huế yên bình, dễ sống nên tôi muốn con cơ hội trải nghiệm".
Nhiều học sinh từ các miền quê đến Huế trọ học đã thi đậu vào các trường ĐH danh tiếng. Ảnh: HL
Cũng trong ngày hôm ấy, nhiều phụ huynh ở các tỉnh đã kể về hành trình nuôi dưỡng ước mơ của con khi vào thi ở Huế. Ấp ủ ước mơ được học ở ngôi trường hồng nên nhiều em bền bỉ ôn tập. Đa phần, các em đều có thành tích học tập đáng nể, nhiều em đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Quan trọng hơn, các em đã chuẩn bị tâm lý sống xa nhà dẫu đang ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Đây được xem là tín hiệu vui cho trường chuyên của Huế khi được học sinh ở khắp nơi tiếp tục “chọn mặt gửi vàng”. Thế nên, mỗi mùa tuyển sinh, số thí sinh trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Quốc Học trên 400 em, trong đó, có 40% học sinh nông thôn và học sinh ở các tỉnh khác đến học.
Kể từ khi Trường THCS Nguyễn Tri Phương tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển trở lại, phụ huynh bắt đầu nghĩ đến chuyện cho con thử sức ở ngôi trường có bề dày học tập. Mê hơn khi các em có cơ hội giao lưu với học sinh các nước trong khu vực cũng như tham gia các câu lạc bộ để có kỹ năng và trải nghiệm...Thế nên, không ít phụ huynh ở các huyện có chiến lược dài hơi cho con tá túc ở Huế khi trúng tuyển. Các em sớm tự lập cũng có cái khó, tuy nhiên, như lời tâm sự của nhiều phụ huynh, nếu các cháu có ước mơ, có năng lực phụ huynh sẽ đồng hành cùng con.
Chọn Huế để con có những năm tháng tươi đẹp của tuổi học trò, nhiều phụ huynh cẩn trọng trong việc tìm nơi ở. Có bao câu chuyện đẹp khi các em gặp những người Huế hiếu khách, tốt bụng, giảm tiền thuê nhà hoặc nấu ăn giúp để các em có thời gian học tập. Em Hồ Thị Nhung, học sinh chuyên văn, quê ở Quảng Bình, bố mẹ đều làm nghề nông vào Huế trọ học được hai năm nay. Mỗi tháng, gia đình chu cấp cho em khoảng 2 triệu đồng, tằn tiện cũng vừa đủ trang trải tiền thuê nhà, tiền ăn và mua sách vở. “Cuộc sống xa nhà giúp em trưởng thành, tự lập hơn. Em tự biết chăm sóc bản thân, tự giải quyết các vấn đề của mình. May mắn khi em được cô chủ nhà tốt bụng xem như con cháu trong nhà nên đỡ nhớ gia đình và yên tâm học tập”. Nhung cho hay.
Xu hướng của nhiều phụ huynh vẫn muốn con ở ký túc xá vì tin tưởng môi trường ở đây an toàn hơn. Ngoài tiền phòng trọ thấp, thuận tiện trong việc đi học, giảm việc đi lại trên đường, các em tham gia các câu lạc bộ ngay trong khuôn viên trường. Các em sinh hoạt học tập vui chơi trong không gian khá yên tĩnh, gồm 14 phòng, một phòng khoảng 40m2. Mỗi phòng có khoảng 8 học sinh. Mỗi em chi cho chỗ ở, điện, nước trung bình trên, dưới 90.000 đồng/tháng.
Anh Võ Vinh Hiền, quản lý ký túc xá Trường THPT chuyên Quốc Học tiết lộ, nhiều em cũng có hoàn cảnh khó khăn lắm nên khá lâu mà không có phụ huynh vào thăm. Còn những em ở xa thường một tháng về nhà một lần, lúc nào chúng cũng đem đặc sản vào khao cả làng. Vui nhất là các em vừa học giỏi, vừa biết chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. Và hầu như không có em nào vi phạm nội quy của ký túc xá..
HUẾ THU