当前位置:首页 > Cúp C1 > 【hà lan vs pháp】Elon Musk 'ăn cắp' hàng loạt thiết kế nổi tiếng trong phim cho Tesla? 正文

【hà lan vs pháp】Elon Musk 'ăn cắp' hàng loạt thiết kế nổi tiếng trong phim cho Tesla?

来源:88Point   作者:Thể thao   时间:2025-01-09 11:17:29
(VTC News) -

Đạo diễn phim I,ăncắphàngloạtthiếtkếnổitiếhà lan vs pháp Robot Alex Proyas lên tiếng cáo buộc Elon Musk ăn cắp hàng loạt thiết kế trong bộ phim để tạo nên các sản phẩm mới nhất của Tesla.

Robot hình người của Tesla phô diễn khả năng tám chuyện, làm bartender và gấp quần áo.

Hôm 10/10, tỷ phú Elon Musk tổ chức một sự kiện tại khu đất của Warner Bros. ở Burbank, California, giới thiệu sơ lược về 3 sản phẩm sắp ra mắt của Tesla: xe taxi tự lái (Cybercab), Robovan tự hành và Optimus, một robot hình người đa năng.

Trên mạng xã hội – bao gồm cả nền tảng X – người dùng nhanh chóng chỉ ra rằng cả ba sáng tạo đều có sự tương đồng khó tin với những thiết kế từng xuất hiện trong bộ phim khoa học viễn tưởng năm 2004 do Will Smith thủ vai chính, I, Robot. Thậm chí, sự giống nhau kỳ lạ này cũng không qua mắt được Alex Proyas, nhà làm phim người Australia đã đạo diễn bộ phim I, Robot.

Ông đăng tải bức ảnh cho thấy sự tương đồng trong các thiết kế, với dòng chú thích: "Này Elon, cho tôi xin lại thiết kế được không?".

Có thể thấy sự tương đồng trong thiết kế của các sản phẩm tương lai này.

Có thể thấy sự tương đồng trong thiết kế của các sản phẩm tương lai này.

Mặc dù Musk không trả lời, sự kiện này lại ám chỉ rõ ràng đến bộ phim, khi có tên "We, Robot".

Lấy bối cảnh Chicago vào năm 2035, bộ phim bom tấn được đề cử giải Oscar này dựng nên một thế giới nơi robot giống người đảm nhiệm các vị trí trong dịch vụ công. Smith vào vai thám tử Del Spooner, được giao nhiệm vụ điều tra một vụ giết người bí ẩn có thể liên quan đến robot cảnh sát tự động, Sonny (Alan Tudyk).

Những con robot trong thế giới này buộc phải tuân thủ "3 định luật về người máy", do Isaac Asimov đặt ra trong chính tập truyện gốc. Các định luật nêu rõ rằng một con robot không được làm hại con người; một con robot phải tuân theo lệnh của con người trừ khi nó xung đột với định luật đầu tiên; và một con robot phải tự bảo vệ mình nếu không xung đột với định luật thứ nhất hoặc thứ hai.

Robot Optimus của Tesla thì rõ ràng có cái tên được lấy cảm hứng từ Optimus Prime, robot biến hình trong loạt franchise Transformers nổi tiếng. Hiện tại, nó vẫn chưa có khả năng tự hành mà được điều khiển từ xa bởi con người.

Trước tuyên bố của nhà làm phim, một số người dùng X đã lên tiếng mỉa mai ông và cho rằng thiết kế này chẳng có gì làm độc đáo, thậm chí còn xuất hiện được gần 100 năm rồi. Một người dùng cho biết thiết kế robot tương tự đã xuất hiện từ bộ phim Metropolis (1927), đầu tàu hỏa từ thời đại Art Deco (1910-1930) và concept xe tương lai của Duesenberg Coupé cũng xuất hiện từ thập niên 1930.

Những thiết kế dạng này đã xuất hiện từ rất lâu, theo một số người dùng X.

Những thiết kế dạng này đã xuất hiện từ rất lâu, theo một số người dùng X.

Ngoài ra, một số người dùng khác chế nhạo đạo diễn Proyas là tự ti, mỉa mai rằng ông là người sáng tạo nên những thiết kế gốc trên, hoặc nhấn mạnh rằng ông chỉ tạo ra các ý tưởng, còn Elon Musk tạo ra sản phẩm thực sự.

"1. Thiết kế của Tesla đẹp hơn và tinh tế hơn. 2. Trong thế giới thực, quan trọng nhất là thực thi, còn ý tưởng thì đáng giá 3 xu", một người bình luận.

Để đẩy độ mỉa mai lên cực điểm, một người dùng còn đăng tải hình meme hệ thống Mechazilla bắt lại tên lửa đẩy Super Heavy và so sánh với ảnh một chú mèo, ám chỉ đây mới là "ăn cắp ý tưởng" đích thực.

Ảnh meme về vụ bắt tên lửa đi vào lịch sử của SpaceX.

Ảnh meme về vụ bắt tên lửa đi vào lịch sử của SpaceX.

Dù sao đi nữa, rất có thể dòng trạng thái của đạo diễn phim I, Robot cũng chỉ là trò đùa, và kể cả có bị "ăn cắp" thiết kế thật, thì ông cũng sẽ phần nào thấy tự hào khi thấy những sản phẩm như đến từ tương lai bước ra đời thật.

Thạch Anh

标签:

责任编辑:Cúp C1