搜索

【bxh bóng đá ý】“Bác sĩ” của máy xăng, máy dầu

发表于 2025-01-10 16:18:28 来源:88Point

“Máy cule ba thằng đè,ĩcủamyxăngmydầbxh bóng đá ý bốn thằng giựt, giựt tới sáng, bán cule”, câu vè dân gian ra đời từ những ngày máy cule “huyền thoại” còn rất thông dụng đã đưa chúng tôi tìm đến ông thợ có gần 30 năm “chuyên trị bệnh” cho cái máy... cổ lỗ sĩ này và những máy xăng, máy dầu khác.

Ông Hùng Em đang sửa chiếc máy cule, một trong những dòng máy đời cũ “huyền thoại” của mấy mươi năm trước.

Gần 30 năm làm nghề

Ghé căn tiệm nhỏ nằm cặp kênh Bà Bét, ở ấp 1, xã Vị Tân khi ông Huỳnh Hùng Em đang cặm cụi sửa chiếc máy cule. Vừa cặm cụi sửa, ông vừa đọc lại mấy câu nói dân gian về chiếc máy này rồi cười, như nhớ về thời hoàng kim của cái nghề lúc nào cũng có dầu nhớt bám trên mình. Ông Hùng Em cho biết: “Khi nhận máy, điều đầu tiên là kiểm xem máy hư gì, để sửa. Máy cule giờ ít lắm, hiện thành đồ cổ rồi, tìm phụ tùng thay thế chẳng phải dễ, thợ biết sửa máy này cũng hiếm. Hồi mới ra nghề, tôi sửa máy này hoài riết quen, bà con nhờ thì mình sửa”.

Làm nghề gần 30 năm nay, ông Hùng Em không nhớ nổi mình đã sửa bao nhiêu máy, ông nhớ hơn 20 năm trước, lúc còn đi làm công cho một cửa hàng ở chợ Vị Thanh, người dân sử dụng máy xăng, máy dầu nhiều, ông và các người thợ làm không ngơi tay. Ngần ấy thời gian, từ một người thợ chập chững vào nghề, rồi nghề dạy nghề cộng thêm tính sáng dạ, chịu khó mày mò học hỏi, nay ông đã thành thạo các loại máy từ chạy động cơ 2 thì đến 4 thì.

“Tôi học xong nghề kỹ thuật sửa chữa máy này vào năm 1998, sau đó đi làm công cho cửa tiệm ở Vị Thanh, đến năm 2020 thì về mở tiệm nhỏ, sửa cho bà con. Vì vậy, mà máy đời nào tôi cũng biết và làm được hết”, ông Hùng Em chia sẻ.

Dù làm tự do, nhưng ông Hùng Em luôn giữ giờ giấc cho mình giống như khi còn làm công. Bởi với ông, nếu làm “bữa đực bữa cái”, khách hàng đến tìm không gặp 1 hoặc 2 lần thì sẽ không tìm mình nữa. Tháo bao tay chỉ về những nốt chai trên bàn tay, ghi dấu cho những tháng năm theo nghề, ông Hùng Em bộc bạch: “Làm nghề này phải yêu nghề, tánh nóng làm không được đâu. Tỉ mẩn từng chút một. Làm suốt ngày, tay chân dầu nhớt không nhưng quen rồi. Ngày nào nghỉ làm là thấy nhớ”.

Theo lời ông Hùng Em, một chiếc máy dầu, máy xăng tùy theo lỗi hư hỏng, phụ tùng dễ hay khó kiếm mà mất từ vài tiếng đến vài ngày mới sửa xong. Tiền công đủ chi tiêu trong nhà, chủ yếu lấy công làm lời. “Làm lâu rồi nên nghe tiếng máy chạy là biết hư cái gì, giống như bác sĩ đặt tai nghe vô khám bệnh nhân là có thể chẩn đoán bệnh. Hồi xưa, mình có học bài bản các máy móc, nguyên tắc làm việc của nó ra sao nên cứ vậy mà kiểm tra, sửa chữa từ từ được hết”, ông Hùng Em tâm sự.

Còn khách là còn sửa

Mấy năm nay, giao thông phát triển, đi lại thuận tiện nên số người dùng máy xăng, máy dầu ít dần. Để giữ nghề, ông nhận đi sửa lưu động và kiêm luôn sửa các loại máy khác như: Máy cắt cỏ, máy bơm nước, máy đánh vảy cá, máy băm chuối, máy ép cám viên…

Bà Nguyễn Thị Diện, ngụ ấp 3, xã Vị Tân, một mối quen thường xuyên sửa máy của tiệm, chia sẻ: “Ở đây sửa kỹ, giá cả phải chăng nên mỗi lần máy cắt cỏ, máy dầu dùng để bơm nước vườn có trục trặc là tôi lại đem ra tiệm của chú Hùng Em, khi xong thì báo mình lại lấy, khỏi đem ra chợ xa, mà không an tâm”.

Tiếng lành đồn xa nên dù ở quê nhưng khách hàng của tiệm luôn ổn định, không chỉ được bà con trong xóm ủng hộ mà còn ở các địa phương lân cận. Tùy điều kiện, có người mang máy đến tiệm, có người thì nhờ đến tận nhà. Dù đi xa nhưng tiền công vẫn không tăng để giữ mối. Gia đình ông Phạm Quốc Huy, ở xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, là một trong những mối quen, ủng hộ từ những ngày đầu khai trương. “Tôi đi sửa nhiều máy lắm, máy dầu, máy xăng,... lần nào hư cũng gọi điện là Hùng Em qua tới nhà làm, khỏi chở đi đâu hết. Anh Hùng Em làm tình nghĩa lắm. Mấy cái lặt vặt là có khi làm giùm, chỉ có thay phụ tùng mới tính tiền thôi. Thợ thì nói chung bên Kiên Giang này cũng nhiều, nhưng có người sửa lấy giá cao, có người sửa vài ba bữa lại hư tiếp, mắc công làm đi làm lại. Mình sửa nào giờ quen chỗ Hùng Em thì cứ gọi khỏi đem tới đem lui mắc công”, ông Huy bày tỏ.

Không chỉ sửa máy, thay phụ tùng, cửa tiệm nhỏ của ông Hùng Em còn bán máy theo nhu cầu của khách, phù hợp túi tiền của bà con ở quê, bởi không phải tốn tiền mặt bằng.

Khi được hỏi sao ông không mở cửa tiệm ở chợ để có khách hàng thường xuyên và đông hơn?, ông Hùng Em bộc bạch: “Thiệt ra mở tiệm ở chợ cần vốn lớn thuê mặt bằng, nhân công, làm ở đây, dù thu nhập ít chút nhưng khỏi tốn chi phí mặt bằng, cái quan trọng là được gần gia đình. Dù nghề sửa máy đã qua thời hoàng kim, nhưng cũng sống được, ngày nào còn khách là còn sửa”.

Gần 50 tuổi, ông Hùng Em vẫn miệt mài bên những chiếc máy, cùng bộ đồ nghề của mình, cần mẫn sửa máy cho bà con. Niềm vui của ông là khi “hồi sinh” được những chiếc máy xăng đời cũ, vừa thỏa đam mê, vừa được sống với nghề mình đã chọn mấy chục năm nay.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bxh bóng đá ý】“Bác sĩ” của máy xăng, máy dầu,88Point   sitemap

回顶部