您的当前位置:首页 > World Cup > 【tài xỉu 2,75】Đồng bằng sông Cửu Long: Ứng phó với đợt hạn, mặn cao điểm 正文

【tài xỉu 2,75】Đồng bằng sông Cửu Long: Ứng phó với đợt hạn, mặn cao điểm

时间:2025-01-25 06:20:53 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dòng chảy của tháng 3-2020, từ tài xỉu 2,75

TheĐồngbằngsngCửuLongỨngphvớiđợthạnmặncaođiểtài xỉu 2,75o dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dòng chảy của tháng 3-2020, từ thượng nguồn sông Mekong về ĐBSCL vẫn ở mức rất thấp, kéo theo xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Xâm nhập mặn và hạn hán làm cho một số kênh ở Hậu Giang cạn nước. Ảnh: H.THU

Giai đoạn… khốc liệt

Nếu như ranh mặn 1‰ đã bao trùm cả phạm vi của tỉnh Bến Tre trong những ngày qua thì giữa tháng 3-2020 này, ranh mặn 4‰ theo sông Hàm Luông lấn sâu vào đất liền khoảng 78km, sâu hơn 4km so với đầu tháng 2-2020 và sâu hơn 5km so với cùng kỳ tháng 3-2016. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng lưu ý, ranh mặn 4‰ trên sông Vàm Cỏ xâm nhập sâu từ 100-110km vào thời điểm từ ngày 7 đến ngày 15-3, sâu hơn đầu tháng 2-2020 từ 6-10km và sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5km. Trên sông Cửu Long, mặn sẽ xâm nhập khoảng 60km vào giữa tháng 3-2020, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 8km; còn trên sông Cổ Chiên phạm vi ảnh hưởng khoảng 70km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 hơn 5km; ở sông Hậu phạm vi độ mặn 4‰ ảnh hưởng tới 70km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6km…

Cũng theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, hiện nay lưu vực sông Mekong đang ở thời kỳ mùa khô năm 2020. Hai yếu tố quan trọng tác động đến diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (đầu châu thổ Mekong). Mực nước nhánh vào hồ Tonle Sap tại Prek Kdam vào cuối tháng 2 ở cao trình 1,29m; hiện nước chảy ra theo dao động tương quan với mực nước sông Mekong và mực nước hồ. Dung tích hồ tính đến cuối tháng 2 còn khoảng 1,49 tỉ m3, lưu vực Biển Hồ còn đóng góp lượng điều tiết hàng ngày đáng kể xuống hạ lưu.

Trong khi đó, nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về vùng ĐBSCL thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây. Lưu lượng bình quân tháng 2-2020 thấp hơn so với trung bình hàng năm và thấp hơn so với năm kiệt 2016. Ngày 20-2, Trung Quốc tuyên bố xả nước trên sông Mekong để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn, tuy nhiên tình hình vẫn chưa có thay đổi gì nhiều. Thực tế vận hành của các đập thủy điện Trung Quốc năm nay đã chậm hơn nửa tháng so với cùng thời kỳ năm 2018-2019. Như vậy, việc xả nước sắp tới (nếu có) chỉ là theo kế hoạch của năm 2020. Điều này cho thấy, ở vùng thượng nguồn ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang… mực nước thấp, gây khó khăn cho bơm tưới ở các vị trí xa kênh trục, nhằm phục vụ sản xuất.

Ở vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre cần chủ động các biện pháp tích trữ nước và đề phòng mặn tăng cao giữa tháng 3. Đối với vùng ven biển ĐBSCL như Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, cần khẩn trương ứng phó với đợt mặn lịch sử, chủ động tích nước trước khi mặn tăng cao...

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết đơn vị và các địa phương thường xuyên theo dõi tình hình khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh để kịp thời thông báo đến người dân có hướng ứng phó với tình hình xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, đã hoàn thành 10 trạm đo mặn tự động, khai thác số liệu hiệu quả từ các trạm đo mặn tự động; thực hiện các giải pháp công trình ngăn xâm nhập mặn tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Tiến hành đóng nhiều cống trên tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh. Riêng huyện Long Mỹ còn triển khai xuống 74 đập thời vụ ngăn mặn tập trung tại các xã có nguy cơ xâm nhập mặn cao như xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Vĩnh Viễn A. Bên cạnh đó, còn tiến hành đóng 21 đập ngăn mặn cải tiến để ngăn mặn trữ ngọt...

Nhiều đồng lúa ở ĐBSCL khô héo vì hạn, mặn. Ảnh: H.TÂN

Tập trung phòng, chống

Dự báo nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về ít ngay từ đầu và mặn bất thường đã xảy ra sớm từ tháng 12-2019, đồng thời có thể còn xảy ra những biến động bất thường ở bất cứ thời điểm nào theo vận hành thủy điện và thời tiết cực đoan. Do đó, các ngành chuyên môn đề nghị các địa phương ĐBSCL cần chủ động giải pháp ứng phó, phòng chống hạn, mặn với trường hợp hạn, mặn lịch sử.

Trong tháng 2 vừa qua, trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã xảy ra sự cố vỡ 4 đập cải tiến làm cho nước mặn có nồng độ từ 2-4‰ xâm nhập vào hơn 800ha lúa Đông xuân của người dân tại thị trấn Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Viễn A, xã Lương Tâm và xã Lương Nghĩa. Sau khi xảy ra sự cố, cùng với việc tích cực khắc phục công trình thì ngành chức năng huyện Long Mỹ đã khuyến cáo người dân thực hiện nhiều giải pháp để đưa nước mặn trong ruộng ra ngoài nhằm hạn chế ảnh hưởng đến cây lúa. Tại buổi kiểm tra thực tế mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên đề nghị huyện Long Mỹ tiếp tục theo dõi chặt tình hình sản xuất của những hộ dân có lúa bị xâm nhập mặn vừa qua. Trong đó, tổ chức rà soát lại những hộ có nguy cơ bị thiệt hại nhiều về năng suất và hoàn cảnh khó khăn thì xem xét hỗ trợ bằng mô hình sản xuất để người dân có điều kiện mua giống tái sản xuất cho vụ sau. Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi chặt diễn biến tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn để kịp thời ứng phó bằng công trình và phi công trình khi độ mặn tăng cao.

Tại Cà Mau, UBND tỉnh này vừa công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa (thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh). UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành liên quan khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán; khoanh vùng những khu vực bị ảnh hưởng do hạn hán gây ra. Bên cạnh đó, huy động nguồn lực nhằm thực hiện phương án ứng phó với hạn hán phù hợp. Phải đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân ở các vùng bị thiên tai. Kiểm tra, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngăn mặn, bảo vệ sản xuất trong vùng thiên tai. Các cấp, các ngành phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện... thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với hạn hán kịp thời. Có thể nói, tình trạng hạn, mặn đã và đang gây ra những thiệt hại khá lớn trên địa bàn Cà Mau với khoảng 18.000ha lúa và hoa màu thiệt hại; hơn 20.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt; khoảng 1.000 điểm sạt lở gây ách tắc nhiều tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài hơn 22km. Ngoài ra, tuyến đường Tắc Thủ - vàm Đá Bạc, đê Biển Tây (đoạn đê Đá Bạc - Kênh Mới) cũng bị sụp lún nghiêm trọng. Vì vậy, tỉnh Cà Mau đang dồn hết lực để tăng cường phòng, chống hạn, mặn trong giai đoạn cao điểm này.

Tại Kiên Giang, những ngày qua đã có hàng trăm héc-ta lúa Đông xuân 2019-2020 ở 2 huyện Kiên Lương và Hòn Đất bị thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra. Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, đã yêu cầu 2 huyện Kiên Lương và Hòn Đất tập trung thực hiện giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng nguồn nước bị nhiễm mặn gây ra. Các huyện cần phối hợp với Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang vận hành các cống để xả nguồn nước nhiễm mặn ra biển khi thủy triều xuống; sửa chữa việc rò rỉ nước mặn vào của hệ thống cửa cống thủy lợi đảm bảo an toàn…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, do ảnh hưởng xâm nhập mặn dữ dội và hạn hán kéo dài khiến cho khoảng 80.000ha vườn cây ăn trái của tỉnh gặp khó khăn; trong đó nhiều diện tích thiếu nước tưới do bị mặn bao vây. Tại Bến Tre, hàng chục ngàn héc-ta vườn cây ăn trái, cùng cây giống và hoa kiểng cũng chịu chung số phận. Nhiều hộ đã chủ động tích trữ nước từ đầu mùa khô, nhưng do thời gian xâm nhập mặn kéo dài nên nguồn nước dự trữ không đáp ứng đủ. Trước tình hình trên, nhà vườn phải nhờ các sà lan, ghe lớn… chở nước ngọt ở thượng nguồn sông Tiền đem về cung cấp cho nông dân Bến Tre và Tiền Giang mua lại với giá 110.000-150.000 đồng/m3. Đây là mức giá rất cao, nhưng nông dân trồng cây ăn trái, hoa kiểng… phải chấp nhận mua nước ngọt để “cứu” vườn cây trong giai đoạn hạn, mặn dữ dội này; bởi không còn cách nào khác hơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cũng vừa giao Giám đốc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai các giải pháp đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên cao trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng. Tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao. Chưa tổ chức xuống giống lúa Hè thu ở những vùng có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp mới đây cũng đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời, do hạn, mặn tới đây có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và gây ra thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Cùng với việc ngăn mặn, chính quyền các địa phương, ngành nông nghiệp cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi độ mặn xuống thấp nhằm tăng cường nguồn nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, bởi mùa khô còn kéo dài...

Thời gian qua, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn biến phức tạp. Nồng độ mặn trên sông Cái Côn, huyện Châu Thành cao nhất là 4,2‰; trên kênh Mang Cá, thành phố Ngã Bảy cao nhất đo được là 2,0‰; tại cống kênh Lầu xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh nồng độ mặn cao nhất đo được là 7,4‰; tại đầu kênh Mười Thước của huyện Long Mỹ độ mặn đo được cao nhất là 14,4‰, tại UBND xã Lương Nghĩa độ mặn 18,6‰. Theo dự báo, trong tháng 3 này nồng độ mặn sẽ diễn biến phức tạp và gay gắt hơn theo đỉnh triều giữa và cuối tháng.

 

H.TÂN - H.THU