【tỉ lẹ kèo】Lối đi nào để nước mắm truyền thống Việt cạnh tranh trên thị trường

时间:2025-01-10 19:10:48来源:88Point 作者:Thể thao
Nước mắm truyền thống Việt Nam sẽ có tiêu chuẩn và logo riêng Vì sao cần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam cho nước mắm truyền thống?ốiđinàođểnướcmắmtruyềnthốngViệtcạnhtranhtrênthịtrườtỉ lẹ kèo Nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc tại Lễ hội Nước mắm truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh

Nước mắm được coi là "linh hồn" của ẩm thực Việt, là một phần gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong các gia đình và là một trong những sản phẩm xuất khẩu tiềm năng.

Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu và truyền thống sản xuất nước mắm lâu đời. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về nước mắm ngày càng tăng. Điều này dẫn đến sự gia nhập nhanh chóng của các sản phẩm nước mắm công nghiệp.

Lối đi nào để nước mắm truyền thống Việt cạnh tranh trên thị trường
Nước mắm truyền thống Việt Nam có chi phí sản xuất cao hơn được làm thủ công, vì thế để cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp. Ảnh KAG VN

Trên thực tế, nước mắm truyền thống có chi phí sản xuất cao hơn do được làm thủ công, dẫn đến giá bán cao hơn so với các sản phẩm nước mắm công nghiệp. Vì thế, để cạnh tranh tốt trên thị trường, các doanh nghiệp nước mắm truyền thống hiện nay đang tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, an toàn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt chú trọng vào phân khúc khách hàng quan tâm đến sức khỏe và nhờ vậy, một số doanh nghiệp đã tăng trưởng doanh thu tốt hơn trong những năm gần đây.

Ông Triệu Quốc Trị, Trưởng nhà máy - Công ty Nước mắm Phú Quốc Quốc Vị chia sẻ: "Đối tượng khách hàng của 2 dòng nước mắm truyền thống và công nghiệp là khác nhau. Tôi nghĩ mình cứ cố gắng làm tốt việc của mình, tạo ra những sản phẩm truyền thống có chất lượng cao, an toàn để hướng tới tệp khách hàng là những bà nội trợ rất quan tâm đến bữa cơm gia đình hàng ngày, và đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của thành viên gia đình họ".

Ngoài tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, để đối phó với thách thức về cạnh tranh giá cả, các doanh nghiệp nước mắm truyền thống cũng đang áp dụng chiến lược marketing và bán hàng mới, phù hợp với diễn biến thị trường. Họ tập trung vào việc mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, thông qua các nền tảng mạng như: Tiktok, Shopee, Lazada... song song với việc duy trì phân phối qua các kênh truyền thống là cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Mặc dù hiệu quả của kênh bán hàng trực tuyến vẫn chưa bằng kênh truyền thống, nhưng các doanh nghiệp tin rằng đây sẽ là xu hướng bán hàng trong tương lai.

Lối đi nào để nước mắm truyền thống Việt cạnh tranh trên thị trường
Nhiều sản phẩm nước mắm truyền thống của Việt Nam đang được thị trường trong nước và quốc tế khá ưa chuộng. Ảnh: Tiểu Kết

Ở thị trường quốc tế, nước mắm truyền thống Việt Nam khá được khách hàng các nước ưa chuộng, đặc biệt ở các nước hội tụ cộng đồng người Việt sinh sống đông đảo. Tuy nhiên, nước mắm của ta đang phải cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nước mắm nước ngoài, và Thái Lan là một trong những đối thủ nặng ký nhất.

Do đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cải thiện hình ảnh thương hiệu thì các doanh nghiệp nước mắm truyền thống Việt cũng cần đẩy mạnh đầu tư sản xuất với quy mô lớn với công nghệ hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của nước mắm truyền thống thì mới đáp ứng được nhu cầu của các thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Công ty Nam Miền Trung, chủ đầu tư nhãn hiệu nước mắm truyền thống Cana cho biết, doanh nghiệp của ông đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm truyền thống tại Ninh Thuận theo dây chuyền công nghiệp hiện đại để đáp ứng sức cầu của thị trường quốc tế.

“Chúng tôi đã xây dựng nhà máy quy mô công suất là 25 triệu lít nước mắm/năm. Cá cơm mua ủ chượp vào nhà máy khoảng 17.000 - 18.000 tấn. Mua cá cơm ở trên tàu, ủ chượp luôn ở trên tàu và vận chuyển về khu kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) xong rồi chuyển vào cái hồ ủ chượp để giữ nguyên bản chất lượng của con cá, giữ nguyên bản cách làm của nước mắm truyền thống nhưng với quy mô lớn. Từ cái tiêu chuẩn xây dựng nhà máy cho đến tiêu chuẩn của nguyên liệu đầu vào, chúng tôi kiểm soát rất là chặt chẽ như vậy”, ông Hoàng Anh chia sẻ.

Mỗi vùng miền có quy trình sản xuất nước mắm truyền thống khác nhau, nhưng đều sử dụng cá và muối làm nguyên liệu chính. Hiện nay, nhu cầu sử dụng và đa dạng hóa sản phẩm nước mắm trên thị trường là rất lớn. Bên cạnh nước mắm truyền thống, các sản phẩm công nghiệp cũng ngày càng phổ biến. Giá cả của các sản phẩm nước mắm trên thị trường phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. Người tiêu dùng thường chú trọng đến độ đạm của nước mắm, độ đạm càng cao thì giá càng cao.

“Để tạo cái sự nét khác biệt giữa nước mắm truyền thống và các nước mắm khác thì Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam đã xây dựng cái tiêu chuẩn cho nước mắm truyền thống Việt Nam. Tất cả tiêu chuẩn sẽ cao hơn các cái tiêu chuẩn của quy định của Việt Nam hiện nay để tạo một cái nét riêng, để làm như thế nào cho tất cả người tiêu dùng khi mình sử dụng nước mắm thì mình sẽ phân biệt được nước mắm nào gọi là nước mắm truyền thống và nước mắm nào không là sử dụng theo cái tiêu chuẩn của Việt Nam”, bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc đưa nước mắm vào các sản phẩm công nghiệp như thực phẩm chế biến, gia vị... cũng là một hướng đi mới nhằm quảng bá và phát triển thương hiệu nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các nhà khoa học, hiệp hội ngành hàng đang nỗ lực cùng nhau tạo ra các công thức mới, sử dụng và kết hợp nước mắm trong sản phẩm công nghiệp. Đây được xem là một giải pháp tốt để nước mắm Việt tiếp cận thị trường quốc tế.

TS. Đỗ Việt Hà - Phó Chủ tịch Hội Hoá học TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong thời gian tới, Hiệp hội nước mắm truyền thống, cùng với các nhà khoa học sẽ thiết kế ra các công thức, điều chỉnh lại và mời những hãng hàng nước ngoài họ ăn thử. Nếu họ thấy ngon hơn thì họ sẽ dùng nguyên liệu nước mắm truyền thống của mình. Mình không phải bán nước mắm để họ để trên kệ bếp không mà mình cung cấp nguyên liệu để cho họ sản xuất ở dạng công nghiệp. Tư duy như vậy thì nó sẽ trở thành câu chuyện lớn, còn nếu chúng ta chỉ nhìn vô đầu bếp, nhìn vô bếp ăn gia đình không thì nó chưa trở thành phổ biến. Bởi vì hiện nay, trong thời đại công nghiệp người ta ăn ở ngoài nhiều hơn ở gia đình”.

Ông Vũ Thế Thành, Chuyên gia An toàn vệ sinh thực phẩm cũng khẳng định: “Muốn tiếp thị một cái sản phẩm nước mắm thì phải tiếp thị thông qua ẩm thực. Thông qua ẩm thực thì phải có những người đầu bếp họ sử dụng nước mắm đó như thế nào để phù hợp với thị hiếu của đối tượng từng quốc gia.”

Có thể nói, một trong những việc cấp thiết hiện nay của ngành nước mắm Việt Nam là cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho nước mắm truyền thống, làm cơ sở để thúc đẩy quảng bá và xuất khẩu trên trường quốc tế. Đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm truyền thống với quy mô lớn, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến quy trình sản xuất để đáp ứng dư địa rộng lớn của thị trường.

相关内容
推荐内容