【bdkq ita】EPS cao, giá cổ phiếu thấp: Cơ hội hay “cái bẫy”?
EPS cao nhờ đâu?
Chỉ số EPS luôn được các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư cổ phiếu. Thông thường, những doanh nghiệp có EPS trên 10.000 đồng được mặc định là doanh nghiệp tốt, cổ phiếu thuộc vào hàng siêu lợi nhuận.
Những doanh nghiệp có EPS cao thường có đặc điểm chung là giá cổ phiếu cao tương ứng.
Tại mỗi kỳ báo cáo kết quả kinh doanh, thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán diễn biến trong mối tương quan với sự tăng trưởng hay suy giảm của EPS. EPS tăng cao sẽ kéo giá cổ phiếu tăng và ngược lại, giá cổ phiếu sẽ đi xuống khi EPS giảm.
Tuy vậy, không hiếm doanh nghiệp có EPS cao ngất, song thị giá cổ phiếu lại thấp hơn mệnh giá, thậm chí giá chỉ vài trăm đồng.
Đứng đầu trong danh sách này là cổ phiếu CKH của Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo Hải Phòng. EPS 4 quý gần nhất của CKH là 27.910 đồng, nhưng giá cổ phiếu này gần như đang “chết dí” ở mức 3.700 đồng/cổ phiếu.
Nói “chết dí” là bởi đăng ký giao dịch trên UPCoM, nhưng từ đầu năm 2018 đến nay, cổ phiếu CKH chỉ có đúng 1 phiên có giao dịch vào đầu tháng 3.
Trước đó, CKH hầu như không có giao dịch. Chào sàn UPCoM vào tháng 1/2017, với giá tham chiếu 14.800 đồng/cổ phiếu, đến nay cổ phiếu này giảm giá 75%, trái ngược với EPS tăng vọt.
Giai đoạn 2011 - 2016, lợi nhuận sau thuế của CKH dao động phổ biến trong khoảng 1,3 - 1,8 tỷ đồng/năm. Vì thế, EPS chỉ loanh quanh 1.300 - 1.400 đồng.
Tuy nhiên, năm 2017, EPS của CKH bỗng dưng đột biến, lọt vào Top doanh nghiệp có EPS cao nhất thị trường chứng khoán. Nguyên nhân đến từ khoản lợi nhuận khác của Công ty.
Trên thực tế, xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi, CKH thậm chí còn ghi nhận lỗ thuần. Thế nhưng, năm 2017, công ty này ghi nhận khoản lãi 36,4 tỷ đồng từ thanh lý tài sản cố định. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế gấp 20 lần năm 2016. EPS theo đó đạt mức cao ngất ngưởng.
Trường hợp tương tự là Công ty cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (NNG). Theo báo cáo bán niên 2018 đã được soát xét, EPS của NNG là 15.495 đồng, trong khi cùng kỳ năm 2017, EPS của doanh nghiệp này âm 684 đồng.
6 tháng đầu năm 2017, NNG lỗ ròng 33 tỷ đồng, nhưng nửa đầu năm 2018, Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận “khổng lồ”, 747,9 tỷ đồng sau thuế. Kết quả này đến từ việc NNG chuyển nhượng phần vốn góp trị giá 305,6 tỷ đồng theo mệnh giá tại Công ty cổ phần Thực phẩm Hồng Phú.
Cuối quý I/2018, tức thời gian mà NNG bán phần vốn góp tại Thực phẩm Hồng Phú, cổ phiếu NNG có đợt tăng giá khá mạnh, từ mức 6.000 đồng/cổ phiếu lên trên mệnh giá. Tuy vậy, sau đợt sóng đó, giá cổ phiếu này biến động thất thường trong đà giảm, hiện rơi trở về quanh mức 6.000 đồng/cổ phiếu.
Một trường hợp đặc biệt là cổ phiếu VNX của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại - Vinexad. Hơn 1,2 triệu cổ phiếu VNX đang đăng ký giao dịch trên UPCoM, với EPS năm 2017 đạt 7.181 đồng, nhưng thị giá chưa đến 1.000 đồng/cổ phiếu.
Về thanh khoản, giống như cổ phiếu CKH, cổ phiếu VNX cũng vắng bóng nhà đầu tư giao dịch. Giá cổ phiếu đi ngang ở mức 900 đồng/cổ phiếu từ ngày 20/7 tới nay. Trước đó, đầu tháng 3/2018, thị giá VNX trên ngưỡng 4.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy thị giá thấp, nhưng kết quả kinh doanh của VNX không giống CKH và NNG. Lợi nhuận hàng năm của VNX duy trì khá đều đặn, đến từ mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi và không có khoản lợi nhuận đột biến như 2 doanh nghiệp trên.
EPS theo báo cáo gần nhất là báo cáo tài chính năm 2017 của VNX là 7.181 đồng, sau khi doanh nghiệp báo lợi nhuận sau thuế đạt 8,7 tỷ đồng. EPS kỳ này tăng 45% so với năm 2016.
Thị giá thấp, EPS cao khiến P/E của VNX đang ở mức rất thấp: 0,13 lần. Không chỉ vậy, doanh nghiệp này trả cổ tức ở mức cao. Trong tháng 5/2018, VNX thực hiện chi trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 35% bằng tiền mặt, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận 3.500 đồng.
Thực tế, cổ phiếu VNX có nhiều nhà đầu tư muốn mua, nhưng không có người bán ra. Giá cổ phiếu này thấp là do giá tham chiếu bị điều chỉnh giảm kỹ thuật sau mỗi lần doanh nghiệp chi trả cổ tức.
Một số doanh nghiệp khác có EPS cao, song giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường vẫn đang nằm dưới mệnh giá như HUG của Tổng công ty May Hưng Yên, KHD của Công ty cổ phần Khai thác Chế biến khoáng sản Hải Dương, TND của Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài Vinacomin, DC1 của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển xây dựng số 1…
Cẩn trọng “bẫy EPS”
EPS là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình nhà đầu tư chọn lọc cổ phiếu. EPS cao trong khi thị giá cổ phiếu thấp dẫn tới P/E thấp, tưởng chừng nhà đầu tư sẽ chọn mua được những cổ phiếu giá hời.
Tuy nhiên, thực tế phải xem xét đến tính bền vững trong sự tăng trưởng EPS của một doanh nghiệp, tránh tình trạng “mắc bẫy EPS”.
Để an toàn trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần có cái nhìn bao quát về tiến trình phát triển của một doanh nghiệp, chứ không nên chỉ nhìn vào con số lợi nhuận trong một hai kỳ tài chính | ||
Để an toàn trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần có cái nhìn bao quát về tiến trình phát triển của một doanh nghiệp, chứ không nên chỉ nhìn vào con số lợi nhuận trong một hai kỳ tài chính.
Việc đầu tư chớp nhoáng dễ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực khi doanh nghiệp không còn lợi nhuận bất thường, EPS giảm sẽ kéo theo thị giá cổ phiếu lao dốc ngay sau đó.
Các chuyên gia cho rằng, thị giá của một cổ phiếu là tấm gương phản ánh chính xác nhất tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Bởi vậy, không dễ để tìm một cổ phiếu mang lại cơ hội siêu lợi nhuận mà có giá hời.
Trong bối cảnh một số doanh nghiệp ngày càng tinh vi trong việc sản xuất ra những báo cáo tài chính “đẹp”, nhà đầu tư cần tỉnh táo hơn trong việc chọn lọc cổ phiếu để đầu tư. Bên cạnh những chỉ số tài chính quen thuộc, nhà đầu tư nên đánh giá yếu tố dòng tiền, triển vọng kinh doanh, lịch sử bền vững của doanh nghiệp để ra một quyết định đầu tư đúng đắn.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/473d798560.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。