Nhà nước cần triển khai khẩn trương cơ chế đặt hàng để các trường đại học được tham gia nhằm vừa đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cần thiết cho đất nước,ẩntrươngtriểnkhaicơchếđặthàngchocáctrườngtựchủsoi kèo middlesbrough vừa đảm bảo nguồn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường.
* PV: Thưa ông, được biết sau khi thực hiện cơ chế tự chủ, Đại học Công nghiệp dệt may đã đầu tư nhà ăn cho công nhân sản xuất, sinh viên thực tập sản xuất, với tổng mức đầu tư 2,599 tỷ đồng bằng nguồn vốn của trường. Ông có thể cho biết, việc thực hiện cơ chế tự chủ đã tạo thuận lợi như thế nào cho nhà trường trong việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản?
- TS. Hoàng Xuân Hiệp: Sau khi thực hiện cơ chế tự chủ, nguồn kinh phí đầu tư không còn được ngân sách cấp. Mặc dù nguồn vốn dành cho đầu tư bằng nguồn thu của trường còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhà trường vẫn đầu tư xây dựng nhà ăn nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ viên chức, người lao động và chuyên gia nước ngoài tại khu vực sản xuất, sinh viên thực tập có chỗ ăn giữa ca.
TS. Hoàng Xuân Hiệp |
Nhà ăn của trường mặc dù có tổng mức đầu tư là 2,599 tỷ đồng, còn khiêm tốn, nhưng hàng ngày vẫn phục vụ 600 - 700 suất ăn trong môi trường được lắp đặt đầy đủ hệ thống thiết bị nấu ăn cũng như dụng cụ phục vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Do được Chính phủ cho phép hoạt động theo cơ chế tự chủ nên trường hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng nguồn thu hợp lý, tiết kiệm trong chi tiêu để tạo nguồn tài chính cho việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất. Khi đã có nguồn, trường được tự chủ đề xuất các dự án đầu tư về quy mô phù hợp nguồn vốn có khả năng cho phép và nâng cấp thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Tuy nhiên các thủ tục về đầu tư vẫn phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
* PV: Theo phản ánh, việc đầu tư xây dựng cơ bản của một số trường đang gặp phải nhiều khó khăn. Ông có thể cho biết những khó khăn, vướng mắc của trường trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản?
- TS. Hoàng Xuân Hiệp:Mặc dù cơ chế tự chủ đã cho trường được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp của nhà trường và các nguồn thu hợp pháp khác do nhà trường tự huy động, Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay… nhưng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản vẫn gặp khó khăn vướng mắc.
Cụ thể, trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, do đó đối tượng đầu vào chủ yếu là con em nông dân thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa. Những đối tượng này không có khả năng đóng góp học phí đảm bảo chi phí đào tạo, cũng như tái đầu tư nên trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh mức thu học phí để đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên và đầu tư.
Hơn nữa, trường chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật như kỹ thuật viên, kỹ sư cho lĩnh vực dệt, sợi, nhuộm, may, thời trang, cơ khí, điện… là những lĩnh vực có chi phí đầu tư cơ sở vật chất cũng như chi phí đào tạo lớn, vì vậy khả năng tự chủ tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù trường đã được Chính phủ cho phép hoạt động theo cơ chế tự chủ, nhưng trường chưa được tự quyết định triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn tự bổ sung mà vẫn phải triển khai các thủ tục xin đầu tư theo Luật Đầu tư công, vẫn phải chờ phê duyệt của cơ quan quản lý trường thì mới có thể thực hiện được việc triển khai các dự án đầu tư.
* PV: Ông có đề xuất như thế nào về cơ chế, chính sách để việc đầu tư xây dựng cơ bản được thuận lợi hơn, thưa ông?
- TS. Hoàng Xuân Hiệp:Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ sớm ban hành nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo hướng mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học tự chủ, cho phép các trường được tự quyết định đầu tư cơ sở vật chất bằng nguồn tài chính tự bổ sung của trường, không phải xin phép cơ quan quản lý như hiện nay vì đã có sự kiểm soát của hội đồng trường, trong đó có thành viên của cơ quan quản lý trường.
Các ngành kỹ thuật cần chi phí đào tạo lớn, nguồn thu khó đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo nhưng lại vô cùng cần thiết để đảm bảo cơ cấu nhân lực nhằm đưa đất nước sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại sau năm 2020. Vì vậy, đề nghị Nhà nước triển khai khẩn trương cơ chế đặt hàng để các trường đại học được tham gia nhằm vừa đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cần thiết cho đất nước, vừa đảm bảo nguồn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Bùi Tư (thực hiện)